Du lịch Yên Tử


Mùa du lịch Yên Tử

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Nếu bạn đi vào thời điểm này sẽ chen chút rất là mệt. Việc viếng chùa lễ phật cũng trở nên vất vả hơn. Tốt nhất là bạn nên đai vào sau tháng 3 âm lịch. Nếu đi vãn cảnh thì có thể đi bất kỳ thởi điểm nào nhưng nên đi vào giữa tuần vào các ngày lễ hội.

Cách đến Yên Tử

Đi bằng xe khách

 

Hầu như các xe khách từ Hà Nội đi Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn cứ re Bến xe Mỹ Đình bắt xe đi Móng Cái đến đền Trình yêu cầu nhà xe cho xuống rồi đi Yên Tử. Nếu không biết bạn cứ nhắc bác tài cho xuống Yên Tử là được. Các nhà xe mà bạn có thể chọn: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh…Thời gian đi từ Hà Nội đến Yên tử mất khoảng 4h, bạn nên đi từ sáng sớm. Từ đền Trình bạn bắt xe ôm vào chân Yên Tử giá trên 40k/ người.

Ngoài ra công ty Vận Tải Hà Nội cũng có tổ chức những chuyến xe chạy thẳng  tới Yên Tử nhưng không thường xuyên. Vào mùa lễ hội xe chạy liên tục hàng  ngày, ngày thường xe chỉ chạy vào chủ nhật. Chi tiết các bạn gọi 043.565 4898.

Đi bằng xe ô tô cá nhân hoặc  xe khách

Đường đi Yên Tử  không phức tạp, nhưng với những người không thông thuộc tuyến Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải Phòng rất dễ nhầm đường

Đi tuyến Hà Nội – Uông bí.

Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh rồi hỏi đường chạy ra quốc lộ 18 hoặc đi theo quốc lộ 1A (như dưới hình), tới đoạn giao giữa QL 1A và Ql 18 thì chạy dọc theo Ql 18.

 

Đoạn đường từ Hà Nội tới quốc lộ 18 có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn lấy một hướng đi thuận tiện nhất.

 

Chạy dọc theo quốc lộ 18, tới đền Trình Yên Tử bạn có thể dừng ở đây thắp hương, đổ xăng (cây xăng ngay gần đấy) hoặc đi lên núi luôn.

Đi theo hướng này tổng chiều dài khoảng 119km, khoảng 2h30′ chạy xe máy. Lối này cũng không khó đi, bạn chỉ cần chú ý đoạn giao quốc lộ 1A và quốc lộ 18.

Tuyến  Hà Nội – Hải Phòng

Bạn đi theo đường 5: Bạn dọc theo quốc lộ 5, tới Quán Toan – Hải Phòng thì chú theo bản đồ đây.

 

Từ Hà Nội dọc theo quốc lộ 5, tới km 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã tới khu vực Quán Toan

 

Từ đoạn km14 QL5 Quán Toan bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3  thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền

 

Từ cầu Kiền dọc theo QL10 đến đoạn QL18 rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Đối diện đền Trình là đường Yên Tử. Tới đây cứ đi thẳng khoảng 10km đường đèo là đến chân núi. Đường đèo cũng khá quanh co, đừng phóng quá nhanh, đi chậm khoảng 80 – 90km là được rồi (nên đi khoảng 40km thôi). Nếu bạn đi lễ, trước khi lên Yên Tử bạn nên ghé qua đền Trình. (Từ cầu Kiền đến chân núi Yên Tử khoảng 32km). Đói bạn có thể ăn nhẹ ở đoạn QL 18, ở đấy có quán ăn nhẹ như cơm rang, phở bò… hoặc đi sâu vào gần chân Yên Tử có chợ Yên Tử cũng bán đồ ăn.

Hành trình leo núi Yên Tử

Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

•  Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

 

•  Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

 

Hành Trình khám phá Yên Tử

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

 

Hành trình Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan. Trong ảnh là chiếc cầu bắc qua suối Giải Oan.

 

Lối đi lên chùa Giải Oan.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

 

Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh
Yên Tử.

 

Đường Tùng – Đường Trúc cả 2 đường đều dẫn đến chùa Hoa Yên.

Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 534m. Đây là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa này vốn được dựng từ đời Lý, tên là Phù Vân; tới đời Trần đổi tên là Vân Yên; vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, mới đặt tên là Hoa Yên.

 

Cây đại trên 700 tuổi ở chùa Hoa Yên.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Qua khỏi chùa Hoa Yên một đoạn thì có ngôi chùa nằm chênh vênh bám vào lưng vách núi. Đó là chùa Một Mái (hay Bán Mái), tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa nằm giữa lưng trời). Xa xưa, nơi đây chỉ có một am nhỏ gọi là am ly trần (cách biệt với trần thế). Trần Nhân Tôn thường đến đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi đức vua Trần hiển Phật, người sau mới lập chùa ở am này. Chùa chỉ có một mái, nhìn như ngôi chùa ăn sâu vào hang đá núi.

 

Chùa một mái

Trong chùa gồm ba gian tương ứng với ba bàn thờ, gồm ban thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Do không gian chùa hẹp nên các ban thờ cũng phải cân xứng với kích thước của chùa và các pho tượng thờ cũng có kích thước nhỏ.

 

Có huyền thoại kể về dòng "sữa mẹ" và "đụn gạo". Đụn gạo nay không còn nhưng du khách có thể thấy một hốc nhỏ có mạch nước ngầm theo vách đá chảy ra và được ví von, gọi đó là dòng Sữa Mẹ không bao giờ cạn.

 

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Mặc dù đã có hệ thống cáp treo nhưng du khách vẫn phải đi bộ, leo dốc hơn một cây số đường đá lởm chởm để lên được chùa Đồng

Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 mét, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m; rộng 3,6m; cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn). Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Hành trang du lịch Yên Tử

Tiền: Mang thẻo khoảng 1,5 tr tiền mặt là được

Giày leo núi (nếu có): Nếu bạn nào đi bô thì tốt nhất nên chọn cho mình 1 đôi giày leo núi laoi5 tốt vì quảng đường đi khoảng 6km, nếu đi giày cao gót hoặc dép lê thì coi chừng hỏng chân của bạn. Nếu đi cáp treo kết hợp xe điện thì khỏi cần giày, mang gì cũng được

Balô: một cái balo nhỏ, gọn nhẹ để đựng mấy thứ “nhỏ, gọn, nhẹ” khác thôi. Nếu đi đông, nên chia đều mỗi người mang 1 chiếc.

Quần áo: trang phục gọn nhẹ tối đa

Mùa đông nên mặc những chiếc áo khoác thể thao chất ấm, không thấm mồ hôi và quan trọng nhất nó vẫn phải nhẹ để lúc nóng cởi ra tiện cầm hoặc cất vào balô. Khi leo lên được một đoạn thấm mệt, nếu chiếc áo của bạn nặng và thấm mồ hôi, bạn sẽ được vác thêm 1-2kg trên người
Giải pháp tốt nhất (nếu trời quá lạnh): bạn mặc áo khoác ấm bình thường, nhưng mang theo 1 chiếc áo khoác mỏng nữa, tới chân núi gửi hành lý rồi leo với chiếc áo mỏng thôi. Đừng mặc jean, đừng mặc đồ skinny (nếu mặc nên mặc loại co giãn thoải mái), tốt nhất vẫn là quần áo thể thao, không thấm mồ hôi.

Mùa hè: gọn – nhẹ! Đừng sexy quá các bạn nữ nhé – đây là nơi linh thiêng, tốt nhất nên mặc lịch sự.

Nước: bạn chắc chắn cần nước, mồ hôi của bạn sẽ nhễ nhại khi leo và đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng nước lớn đấy. Một người uống chỉ cần khoảng 1 lít là đủ. Nên chia nhỏ chai nước ra nếu đi đông người, dễ cầm, không tốn diện tích. Nếu có khoáng mặn thì quá tuyệt, nó sẽ giúp bổ sung lại lượng khoáng chất vừa mất, tỉnh táo và khỏe mạnh như thuốc tăng lực (Quảng Ninh là nơi sản xuất nước khoáng mặn)

Đồ ăn: mang đồ ăn nhẹ thôi.Vào mùa lễ hội dọc đường ngươi dân có bán, nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy người ta ít bán hoặc nghỉ bán rồi.

Gậy (không có cũng được): kiếm một cái gậy để lúc xuống dùng, có gậy sẽ giúp bạn đỡ đau đầu gối và cổ chân hơn.

Máy ảnh, điện thoại: Đứng trên Yên Tử bạn có thể phóng tầm mắt ra xa hàng chục km, xung quanh là những dãy núi liền kề nhấp nhô… đẹp khó tả. Cảnh tiên như vậy thì tội gì không chụp ảnh?

Sóng điện thoại: cái này khỏi lo, luôn luôn có sóng.

Ăn ngủ ở Yên Tử

Ở Chân núi rất nhiều nhà nghỉ nghỉ khách sạn, nhà hàng. Bạn có thể thuê phòng ngủ qua đêm giá tầm 150k/ ngày.

Nếu thích ngủ lều thì cũng khá hợp lý, ở chân núi không gian khá rộng và yên tĩnh.

Ăn uồng thì dưới chân núi có khu dịch vụ với nhiều nhà hàng bán đầy đủ đồ ăn hoặc bạn có thể ăn ở Chợ Yên Tử. Giá trung bình từ 50k đến 100k / suất ăn. Một món đặc sản của Yên Tử bạn nên ăn đó là Măng Trúc, có nhiều cách chế biến, đơn giản nhất là Luộc ăn với muối vừng. Tại các nhà hàng bạn cũng nên gọi món này ăn cho biết

Lịch trình du lịch Yên Tử

(tham khảo từ toidi.net)

Đi Yên Tử trong ngày

Nếu đi trong ngày các bạn nên đi sớm từ Hà Nội, với khoảng cách khoảng 120km Hà Nội đi Yên Tử, mât khoảng 2,5 giờ đi ô tô. Bạn nên xuất phát từ HN lúc 5h30 hoặc 6h, đến chân núi và đi cáp treo lúc 8h30. Đi 2 lần cáp treo và đi bộ xen giữa các điểm cáp treo lên tới Chùa Đồng lúc trưa. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi ăn trưa với đồ ăn mang theo.

Thăm quan nghỉ ngơi, lễ bái và chụp ảnh xong bạn lại xuống núi, khoảng 15h bạn bắt đầu xuống. Về lại Hà Nội khoảng 19h30.

Đi 1 ngày thì nên đi sớm và đi Cáp treo, nên ăn tự túc để chủ động thời gian. Nếu bạn đi muộn thì có thể ăn trưa tại Hoa Yên, tuy nhiên sẽ về lại HN rất muộn.

Đi Yên Tử 2 ngày

Có nhiều phương án, bạn có thể kết hợp đi Yên Tử và Hạ Long trong 2 ngày 1 đêm. Ngày 1 xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long, chiều tham quan Hạ Long và ngủ lại tại Bãi Cháy hoặc Tuần Châu. Tối bạn có thể vui chơi, xem nhạc nước, biểu diễn cá Heo tại khu du lịch Tuần Châu.
Ngày 2 bạn nên đi sớm, vì dành cả ngày cho Yên Tử, đi cáp treo cả 2 chiều lên và về. Có thể mang đồ ăn trưa đi cùng, hoặc ăn trưa tại mấy quán ăn ở Hoa Yên. Chiều khoảng 16h xuất phát về lại Hà Nội.

Ngoài ra bạn có thể leo núi bằng đường bộ, sẽ khá mệt và bạn cần thời gian. Nên tới Yên Tử vào chiều ngày 1, leo lên Hoa Yên rồi nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau leo sớm, và về trong ngày 2. Đi bộ 2 ngày thì sẽ đỡ mệt hơn nhiều vì có thời gian nghỉ đêm tại đó. Còn nếu đi bộ trong 1 ngày thì sẽ rất vất vả, và đau chân.

Lưu ý

Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.

Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp Lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu. Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía.

Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!

Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt. Nhưng yên tâm, có một điều rất lạ là rất ít người bị ngã khi đến đây, đất thiêng mà.

Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.

Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.



Hà Nội - Miền Bắc


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam