Du lịch Phan Thiết, Bình Thuận nên đi đâu, làm gì để có những trải nghiệm thú vị nhất vào buổi sáng? Dưới đây là 8 gợi ý hữu ích từ Lonely Viet Nam.
1. HẢI ĐĂNG KÊ GÀ – NGỌN HẢI ĐĂNG CỔ NHẤT ĐÔNG NAM Á
Hải đăng Kê Gà nằm trên đảo Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ðảo Kê Gà nằm trong một vùng biển trời tuyệt đẹp, nước màu xanh ngọc, bờ biển cát trắng sạch sẽ, rừng dừa, thùy dương xanh mướt, những ghềnh đá hoa cương trắng, hồng và nhọn như những ngọn chông… Từ xa, du khách đã có thể nhìn thấy ngọn hải đăng cao vút trên đảo, được làm chủ yếu bằng đá hoa cương. Ngọn hải đăng do người Pháp nghiên cứu và xây dựng trong 2 năm 1897 – 1899. Ðây là ngọn đèn biển có phần tháp xây cao nhất Việt Nam: 41m.
♦ Top tips: Ðể ra đảo Kê Gà, bạn có thể đi ghe, thuyền thúng hoặc cano (giá vé: 40.000VND/người). Nếu đi ghe, bạn nên yêu cầu cho chạy một vòng quanh đảo để ngắm được toàn cảnh. Giá vé thăm quan hải đăng: 10.000VND/người.
♦ Must see: Bãi biển Thuận Quý cách biển Kê Gà khoảng 5km.
♦ Ẩm thực: Tại thôn Kê Gà có các quán như: Quán Cây Dừa, Nhà hàng Trọng Tâm, dịch vụ ăn uống tại Khu du lịch Biển Đá Vàng…
2. CHÙA NÚI TÀ CÚ – VẺ ĐẸP CỔ KÍNH GIỮA MIỀN DUYÊN HẢI BÌNH THUẬN
Chùa Núi Tà Cú tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc địa phận xã huyện Hàm Thuận, cách TP. Phan Thiết khoảng 30km vnam. Núi Tà Cú cao 649m, chùa Núi Tà Cú nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 400m. Chùa Núi được xây dựng năm 1879 vkiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa. Chùa Núi Tà Cú cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1993.
♦ Top tips: Giá vé thăm quan đã bao gồm ăn trưa: 20.000VND/người. Để tới thăm chùa Núi Tà Cú, du khách có thể leo bộ hàng trăm bậc tam cấp ngoằn nghèo giữa rừng già, hoặc đi cáp trvé cáp treo khứ hồi và vé vào cửa: 160.000VND/người) vnhìn ngắm toàn cảnh bên dưới đầy ấn tượng.
♦ Must see:Suối nước nóng Bưng Thị.
♦ Ẩm thực: Nhà hàng Thiên Thai, Nhà hàng Takóu, cà phê Vườn Lim đều thuộc Khu du lịch Tà Cú.
3. KDL SINH THÁI THÁC BÀ – DÒNG THÁC TRẮNG XÓA GIỮA ĐẠI NGÀN XANH TƯƠI
Khu du lịch Thác Bà thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm TP. Phan Thiết khoảng 100km. Thác Bà trên suối Mâcao hơn chục mét và các ghềnh thác cao 5-7m nằm dọc chiều dài 1,5km được tạo thành bởi các khe nước từ núi Ông cao hơn 1.000m đổ xuống reo vui quanh năm… Ngọn thác gồm hai thác nối tiếp nhau. Thác ở tận sâu trong rừng đại ngàn, dưới bóng cây cổ thụ trăm năm và giữa những tiếng chim lảnh lót. Từ ngoài nhìn vào, những tảng đá đứng, ngồi chen chúc nhau càng toát lên vẻ kỳ thú.
♦ Top tips: Những người có máu phiêu lưu có thể leo lên tận đỉnh thác để ngắm toàn cảnh một trong những khu rừng cổ nhất, sau đó được bơi lội trong chiếc hồ ở tận đỉnh thác.
♦ Must see: Du khách có thể kết hợp thăm quan nhiều địa điểm nổi tiếng của huyện Tánh Linh như: sông La Ngà, công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, biển hồ Lạc Rồng…
♦ Ẩm thực: Dịch vụ ăn uống tại Khu du lịch Thác Bà.
4. COCO BEACH CAMP – KHU CẮM TRẠI ĐẸP NHƯ MƠ
Coco Beach Camp nằm ở thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm TP. Phan Thiết hơn 70km, cách TP HCM khoảng 160km. Coco Beach Camp có một bãi tắm lớn, căn biệt thự trắng nhỏ nằm ngay bờ biển, một quầy bar tròn theo phong cách Hawaii cùng những dãy lều đủ màu sắc….
♦ Top tips: Tại đây bạn có thể cắm trại ngủ lều ngay trên bãi biển, tham gia các trò chơi vận động bãi biển, tắm biển thỏa thích, mở tiệc nướng BBQ hay hát karaoke, nhảy nhót cùng bạn bè trong những bữa tiệc tối sôi động. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch tới đây là từ tháng 1 đến tháng 5, khi Bình Thuận bước vào mùa khô, biển trở nên trong xanh ít sóng dữ, không có mưa. Thời gian còn lại từ tháng 9 tới tháng 12 không phải lúc nào cũng có mưa, bạn nên kiểm tra trước thời tiết để tránh các rủi ro.
♦ Ẩm thực: Bạn có thể mang theo đồ ăn tới đây để làm tiệc nướng hoặc ăn tại nhà hàng của khu cắm trại.
5. HÒN BÀ – CHEO LEO GIỮA BIỂN TRỜI MÊNH MÔNG SÓNG NƯỚC
Hòn Bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển Lagi (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) gần 2km về phía đông và cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía đông nam. Nửa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ Nữ Thần Thiên Y Ana – vị Thần thiêng liêng của vương quốc Chămpa cổ, cũng từ đây mà hòn đảo có tên là Hòn Bà. Tuy nhiên Hòn Bà được nhiều người ngưỡng mộ không chỉ bởi ngôi đền cổ mà nơi đây còn gây ấn tượng bởi vị trí cheo leo giữa biển cả, nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ mênh mông của đại dương.
♦ Top tips: Trên đảo chỉ có 4 người ở và không có nước ngọt. Hành trình đến đảo cũng rất gian nan, chỉ phù hợp với những người ưa thích khám phá.
♦ Ẩm thực: Bạn có thể mang theo đồ ăn ra đảo hoặc trở về đất liền ăn ở các cửa hàng trong thị xã La Gi.
6. LÀNG CHÀI MŨI NÉ – KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XỨ BIỂN Ở PHAN THIẾT
Cách trung tâm TP. Phan Thiết khoảng 23km về phía bắc, làng chài Mũi Né nằm trên con đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Mũi Né, dọc theo bờ biển khoảng 1km. Bờ biển nơi đây đặc biệt sóng yên
gió lặng quanh năm, là vị trí lý tưởng cho tàu bè trú ẩn.
♦ Top tips: Thời điểm tới thăm làng chài lý tưởng là khoảng 6-7h sáng, lúc này khung cảnh mua bán của ngư dân địa phương diễn ra đông vui tấp nập nhất. Tại đây, bạn còn có thể mua cho mình rất nhiều loại hải sản tươi ngon mà giá cả lại mềm hơn hẳn so với ngoài chợ hay trong các nhà hàng. Nếu có thời gian bạn hãy tới thăm làng chài cả khi chiều tà, khi hàng trăm chiếc thuyền neo đậu trên biển được tắm trong ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt biển loang loáng làn nước bàng bạc, cảnh sắc lúc này thật kỳ diệu và thơ mộng.
♦ Ẩm thực: Tại làng chài, bạn có thể chọn mua các loại hải sản: mực, cá, tôm, ghẹ, cua, ốc… để mang về chế biến, hay thuê người chế biến và thưởng thức nóng hổi ngay tại chỗ.
7. BIỂN CỔ THẠCH – ẤN TƯỢNG BÃI ĐÁ KỲ ẢO LUNG LINH SẮC MÀU
Bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) thu hút du khách nhất bởi bãi đá lung linh sắc màu. Bãi đá hình thành tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển. Đá không chỉ có màu đen hay màu xám, mà còn nhiều màu sắc nữa: nâu, vàng, tím, trắng, xanh lam, hồng, đỏ… cùng nhiều đường vân rất đẹp. Tuy nhiên, cảnh tượng kỳ thú nhất trong năm là giữa trung tuần tháng 3 khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh đẹp độc đáo vô cùng.
♦ Top tips: Từ TP. Phan Thiết, theo Quốc lộ 1A, đi về phía bắc 90km, đến ngã ba thị trấn Liên Lương, rẽ trái men theo con đường đất đỏ với hai bên đường rì rào rừng phi lao là tới.
♦ Must see: Bãi đá bảy màu, chùa Cổ Thạch hay còn gọi là chùa Hang, gành Son, đồi cát và lăng Ông Nam Hải.
♦ Ẩm thực: Khu vực bãi biển Cổ Thạch có nhiều hàng bán hải sản tươi sống, bạn có thể mua, thuê chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ.
8. CÙ LAO CÂU – “CHIẾN HẠM ĐÁ” KỲ VĨ GIỮA BIỂN KHƠI
Cù lao Câu thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nằm cách bờ biển khoảng 9km. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh tuyệt đẹp. Đó là những bãi đá với hình thù kỳ thú, đa dạng hình khối như một công trình kiến trúc đặc sắc. Bên cạnh đó, hòn đảo này còn có những bãi tắm vô cùng hoang sơ với biển xanh trong, nước mát lành, cát trắng thoai thoải và những thảm san hô nhiều màu sắc…
♦ Top tips: Từ TP. Phan Thiết, theo QL1 di chuyển khoảng 90km, du khách sẽ đến với trung tâm xã Phước Thể với làng chài Phước Thể nằm nép mình bên con đường bê tông ven biển. Từ làng chài Phước Thể, du khách có thể thuê tàu cá của ngư dân hoặc xin đi nhờ tàu chở nước ngọt và lương thực ra đảo, thời gian di chuyển khoảng 30 phút là ra tới cù lao Câu. Trên đảo còn rất hoang sơ, thiếu nước ngọt và các dịch vụ du lịch chưa phát triển.
♦ Ẩm thực: Bạn có thể mang đồ ăn, nước ngọt ra đảo hoặc mua hải sản từ những người ngư dân địa phương và nhờ chế biến luôn.