Bí ẩn với chiếc bàn xoay kỳ lạ tại Đà Lạt


Bàn xoay kỳ lạ Đà Lạt


"Hữu xạ tự nhiên hương" không cần phải quảng cáo ầm ĩ nhưng có hàng ngàn du khách đặt chân đến Đà Lạt vẫn nghe và tìm thấy, đến tận nơi để tận mắt chứng kiến "báu vật của Đà Lạt" chiếc bàn xoay kỳ lạ.

Dù đã thử kê 2 chiếc ghế nhựa lên trên nhưng chiếc bàn vẫn xoay một cách kỳ lạ.

Tại Đà Lạt có 4 chiếc bàn xoay kỳ lạ, nỗi tiếng và nhạy hơn cả là chiếc bàn xoay của ông Lưu Xuân Thưởng (SN 1948) tại 34 Khe Sanh, P10, Đà Lạt.

Tại sao lại là kỳ lạ. Điều kỳ lạ ở đây là chiếc bàn không cần bất kỳ động cơ hay thiết bị truyền động nào, nhưng khi có người đặt tay lên và ra lệnh xoay theo chiều nào nó sẽ xoay theo chiều đó.

Đoàn chúng tôi đã thử rất nhiều cách và có thể khẳng định chiếc bàn xoay kỳ lạ có khả năng tự xoay, ngay cả khi bạn không điều khiển. Đến nay, đây quả là một hiện tượng kỳ bí.

Chúng tôi đã có mặt tại nhà chú Lưu Xuân Thưởng vào các ngày 8 và 10/6/2015 để tìm hiểu về chiếc bàn xoay kỳ lạ này.

Trước cửa gia chủ trưng bảng "Chiếc bàn tự xoay", nếu không phải bận thuyết minh cho khách về chiếc bàn thì ông sẽ ra tận nơi đón khách , khách vào không cần phải mua vé mà tùy với gia chủ. Ông Thưởng giới thiệu về chiếc bàn xoay kỳ lạ một cách nhiệt tình.

Chiếc bàn xoay kỳ lạ này ông đã sở hữu cách đây vài chục năm, nhưng sự xuất hiện đầu tiên của nó là cả trăm năm trước tại Bình Định.

Dưới sự chỉ dẫn của chủ nhà, chúng tôi đặt tay lên bàn và "ra lệnh" trái, phải, nhanh, chậm... chiếc bàn như hiểu tiếng người cứ thế xoay theo. Khi bạn nói "nhanh lên, nhanh nữa"... bàn sẽ xoay với tốc độ nhanh hơn khiến người chạy theo cũng phát mệt. Muốn xoay được chiếc bàn, người chơi cần hơi chúi đầu một chút, tập trung và thành tâm, chiếc bàn sẽ xoay dễ dàng.

Người đặt tay lên bàn càng nhiều, bàn càng xoay mạnh. Có khi bạn không cần nói gì và nghĩ trong đầu hướng bạn muốn nó xoay, chạy nhanh hơn hay dừng lại nó đều hiểu.

Cả khi lật ngửa lên như thế này chiếc bàn vẫn cứ xoay, thật ảo diệu!

Kỳ lạ hơn, chiếc bàn đang xoay với tốc độ rất nhanh nhưng chỉ cần nói dừng lại hoặc "stop" chiếc bàn sẽ dừng lại một cách đột ngột. Chúng tôi cũng thử nói một vài tiếng nước ngoài khác, chiếc bàn cũng hiểu và làm theo. Nghĩa là bạn chỉ cần tập trung, hướng suy nghĩ về đâu, nó sẽ chiều theo.

Vào những ngày chúng tôi đến mục sở thị cũng gặp vài đoàn khách và cũng gặp nhiều trường hợp hay ho xảy ra. Có người chỉ cần đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" lập tức chiếc bàn sẽ xoay, nhưng cũng có trường hợp người đặt tay rất lâu chiếc bàn mới chuyển động nhẹ. Hiện tượng này ông chủ nhà nói do có người "vía nặng, vía nhẹ"

Khi chúng tôi thử đặt một vật ngăn cách giữa bàn tay và chiếc bàn như quả táo, chiếc ghế nhựa thì bàn vẫn xoay.
Cách đó vài căn nhà cũng có một chiếc bàn xoay kỳ lạ khác. Chiếc bàn này thuộc sỡ hữu của ông Nguyễn Thanh Tân. Tuy nhiên, chiếc bàn này không được nhạy như chiếc bàn của gia đình ông Lưu Xuân Hương. Ngoài hai chiếc bàn của nhà dân, tại chùa Thiên Vương Cổ Sát gần đó cũng có một chiếc bàn xoay do phật tử hảo tâm gửi tặng. Tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ cũng có một chiếc bàn xoay khác. Tất cả các bàn xoay đều có chung một thiết kế với mặt tròn được ghép với các tấm gỗ rời mà không phải là một khối gõ nguyên khối mà tuyệt nhiên không có một mảnh ghép hay động cơ nào.

Trong bốn chiếc bàn xoay kỳ lạ, có lẽ chiếc bàn của ông Thưởng là được khách đến thử nhiều hơn hết nên mặt bàn nhẵn bóng hơn. Được biết tại một số tỉnh miền Trung như Hội An, Quảng Nam, Bình Định vẫn còn lưu truyền vài chiếc bàn kiểu này nhưng lại không được nhận được sự chú ý, quan tâm như tại thành phố du lịch Đà Lạt.

Đi tìm lời giải đáp cho chiếc bàn xoay kỳ lạ Đà Lạt

Chủ nhân của những chiếc bàn này đều khẳng định họ biết hoặc nghe kể nguồn gốc của chúng được làm từ gỗ mít có tuổi thọ cả trăm năm ở Bình Định. Sự kỳ lạ của những chiếc bàn này đã thúc đẩy sự nghiên cứu của những chuyên gia , nhà tâm linh.

Để nghiên cứu về bàn xoay kỳ lạ tại Đà Lạt, năm 2012, tiến sĩ Vũ Thế Khanh - tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học (Liên hiệp UIA) đã lập một hội đồng khoa học bao gồm các chuyên gia vật lý, các nhà ngoại cảm, tâm linh để nghiên cứu những chiếc bàn này.


Dù bỏ công tìm hiểu rất kỹ nhưng chúng tôi vẫn không thể lý giải được hiện tượng kỳ lạ như trên.

Các nhà vật lý cho rằng bàn quay được từ ba lực: tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học, tác động của lực cơ học.

Ông Khanh lý giải "khi người chơi đặt tay lên bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay thì tâm lý tự phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác hình như có một bàn tay vô hình nào đó làm cho bàn quay, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu. Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn, và cứ như vậy bàn sẽ xoay càng nhanh hơn".

Đây là chưa kể một vài trường hợp trong số đó có một số người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình ngừng lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương tự. Như vậy, kết luận rằng thực chất của hiện tượng này là do người chơi đã tác động lực cơ học vào   mặt bàn và khiến cho mô men bàn xoay mà không hề có tác động nào của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình.

Theo ông Khanh đây cũng là  một trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam và có tuổi thọ từ hàng trăm năm nay. Còn theo lời lão nghệ nhân Đinh Thẩm (80 tuổi, làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành, Tam Kỳ, Quãng Nam) thuộc vào một trong lão nghệ nhân lâu đời của làng mộc gia truyền cổ xưa nhất của vùng miền Trung - Tây Nguyên thì bàn xoay kỳ lạ là đồ chơi của giới thượng lưu từ hàng trăm năm trước để dành cho con cháu chơi trong nhà tránh mưa nắng.

Để làm được những chiếc bàn xoay kỳ diệu này phải có bí quyết và thực hiện theo một công thức. Tuy nhiên ông Thẩm lại không tiết lộ công thức này cho chúng tôi do đây là một bí quyết gia truyền, cha truyền con nối. Hiện tại nhà ông Thẩm cũng có một chiếc bàn và được cất giữ rất cẩn thận.

Cho tới ngày nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào hay một kết luận chính thức được đưa ra. Bàn xoay kỳ lạ Đà Lạt vẫn là một ẩn số, vẫn thu hút hàng nghàn du khách đến và thỏa mãn sự hiếu kỳ. 


Đà Lạt - Tây Nguyên


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam