Chùa Linh Phước Đà Lạt được xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành 1 năm sau đó, sau hàng chục lần trùng tu và xây dựng thêm sau đó chùa Linh Phước giờ đây đã trở thành một điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách viếng thăm mỗi ngày.
Chùa Linh Phước với nét kiến trúc đặc biệt độc đáo trong xây dựng là một trong những ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Nét độc đáo đầu tiên mà bạn có thể thấy ngay khi đặc chân đến nơi đây là toàn bộ công trình đều được khảm bằng các mãnh sành sứ từ bên ngoài, vì vậy rất nhiều du khách đã đặt cho chùa một cái tên khác đó là chùa ve chai.
Đến đây ngoài việc dân hương lễ Phật bạn còn có thể chiêm ngưỡng một loạt những công trình kiến truc đồ sộ, độc đáo và công phu như: Gian thờ 108 tượng "Thiên phú thiên nhãn", tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát trong nhà được làm từ bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam, tấm mộc bản có kích thước khổng lồ, bản khắc giả kinh Phật được treo trang trọng trong phòng trưng bày, đây là một hiện vật quý của chùa Linh Phước. Bên trong khuôn viên chùa, một bức tượng rồng uốn lượn dài 50m được làm từ 12 000 vỏ chai bia là một trong những nét độc đáo thu hút rất nhiều du khách thập phương đến đây chiêm ngưỡng.
Một điều độc đáo khác thu hút du khách thập phương đến đây đó là bức tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát được làm từ 650 000 hoa bất tử, bức tượng cao 17m và nặng khoảng 3 tấn là một tác phẩm được tổ chức kỷ lục Châu Á xác nhận là : "Tượng Phật được làm từ hoa lớn nhất Châu Á".
Bên dưới chánh điện mới xây là khu vực trưng bày các loại gỗ quý hiếm, tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng gốc cây Trâm cổ thụ được khắc kinh Phật lớn nhất Việt Nam hay một cặp phản bằng gỗ Sao có kỷ lục dài nhất Việt Nam. Xuống tầng cuối cùng của khu trưng bày là các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và một hệ thống đường hầm mô phỏng lại 18 tầng địa ngục và quá trình giải cứu mẹ của Mục Kiều Liên.
Để đến được chùa Linh Phước, từ trung tâm thành phố Đà Lạt bạn chạy thẳng đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương rồi rẻ phải hướng về Trại Mát khoảng 2km là đến chùa. Hoặc bạn có thể đến nhà Ga Đà Lạt mua vé tàu với giá 82 000đ/1 người khứ hồi để đến tham quan chùa bằng tàu lửa.