Đây không chỉ là con đường giao thông huyết mạch, mà còn là hình ảnh, là biểu tượng tinh thần cách mạng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, con đường này được coi là con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam.
Cách đây 50 năm, tuy đã gần cuối thế kỷ XX nhưng phía sau “cổng trời” hơn 8 vạn đồng bào vẫn trong đói nghèo và lạc hậu, mênh mông vẫn chưa có đường cho xe ôtô, xe máy chạy. Nên trung ương quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Đường được đặt tên là “Hạnh Phúc” dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, qua đỉnh Mã Pì Lèng. Con đường được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày 10/3/1965.
Bản đồ con đường Hạnh Phúc - Ảnh: Sưu tầm
Con đường là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc 8 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định và Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pì Lèng - nóc nhà của vùng cao nguyên đá (hôm nay, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền núi phía bắc), công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.
Đường đèo chênh vênh vắt ngang lưng núi, đâu đó vẫn còn những bản làng nằm vắt vẻo trên cao. - Ảnh: hachi8
Ngày nay, Du lịch Hà Giang nói chung và đi trên con đường Hạnh Phúc nói riêng du khách sẽ thấy sự đổi thay tích cực trong cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây sau khi có con đường Hạnh Phúc.
Tuy là tỉnh nghèo nhất nước, nhưng Hà Giang ngày càng đổi mới - Ảnh: Santo
Với dân phượt và những ai yêu thích khám phá vùng cao, du lịch con đường Hạnh Phúc sẽ là một hành trình đặc biệt. Qua những con đường như: Đèo Bắc Sum, Dốc Pải Lủng, Núi đôi Quản Bạ, đèo Cổng Trời, Cổng Trời, cao nguyên Mèo Vạc, Dốc chữ M, Đèo Mã Pì Lèng,...
Đèo Bắc Sum - Ảnh: anh nguyen
Dốc Pải Lủng uốn lượn trước khi lên đỉnh đèo Mã Pì Lèng - Ảnh: hachi8
Núi đôi Quản Bạ tới đèo Cổng Trời - Ảnh: Cao Anh Tuấn
Cổng Trời Quản Bạ - Ảnh: Vũ_Quang
Con đường đèo đi lên cao nguyên Mèo Vạc như thân rắn uốn mình qua những vách núi đá tai mèo - Ảnh: HUNG TRAN
Dốc chữ M, đường lên đỉnh cột cờ Lũng Cú. - Ảnh: hachi8
Đèo Mã Pì Lèng huyền thoại - Ảnh: Black Baron93
Những con đường dốc ngoằn ngoèo, quanh co, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc - Ảnh: Hoangnhiem
CẢNH SẮC BÊN ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Du lịch Hà Giang - con đường Hạnh Phúc du khách còn được ngắm những cảnh sắc đẹp đến nao lòng.
Những lớp đá, lớp núi khô cằn trùng điệp. - Ảnh: hachi8
Những cánh đồng hoa đẹp mơ màng - Ảnh: hoangnhiem
Những cách đồng đầy màu sắc dưới chân cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Caoanhtuan
những vách đá dựng đứng - Ảnh: Nguyễn Huỳnh Mai
Bên cạnh đó, khi du khách phượt con đường Hạnh Phúc này. Sẽ bắt gặp nhiều người dân tộc đi bộ trên đường đèo, họ đi chợ Đồng Văn và về Mèo Vạc.
Người thì đi chợ - Ảnh: minhhieuttxvn
Khách thì đi du lịch tự sướng các kiểu - Ảnh: hachi8
Người thì gánh rau - Ảnh: minhhieuttxvn
Kẻ thì uống rượu say, ngủ hồn nhiên trên đường - Ảnh: hachi8
Hay chỉ là ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh - Ảnh: hachi8
Dẫu biết, cuộc sống của những con người vùng trời cực Bắc của tổ quốc vẫn còn nghèo đói lắm, gian nan lắm nhưng mầm “hạnh phúc” đang nảy nở giữa đá sỏi.
Những ngôi nhà mới khang trang đẹp lung linh trong nắng sớm - Ảnh: Hung Tran
Mấy năm nay, từ ngày có con đường Hạnh Phúc, khách du lịch Hà Giang, đến với khu công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ngày một tăng. Núi Cô Tiên, Cổng trời (Quản Bạ); Cột cờ Lũng Cú, Khu nhà Vương, Phố cổ, Chợ phiên (Đồng Văn); Chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc) đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
Chặng đường chinh phục con đường Hạnh Phúc với nhiều cung bậc cảm xúc, cảnh vật biến hóa khôn lường luôn thôi thúc ước mơ được một lần đặt chân đến của nhiều người, những kẻ đến rồi thì thèm muốn trở lại thêm nhiều lần.