1. Hủ tiếu gõ
Mang cái tên có chút dân dã, hủ tiếu gõ là một món ăn đường phố thơm ngon của dân tình nơi đây. Khác với hủ tiếu là bán tại một địa điểm cố định, hủ tiếu gõ là những gánh hàng, xe chở dong duổi khắp phố phường, hủ tiếu đến đâu là những tiếng gõ đặc trưng vang theo đến đấy.
Nước dùng đậm đà hương thịt, tùy vào người làm khác nhau sẽ có những hương vị riêng biệt. Nhưng vẫn có đầy đủ từ bún sợi nhỏ, nước thịt, thịt, giò, rau thơm… pha thêm chút chanh tiêu ớt hòa quyện bạn sẽ không khỏi phải suýt xoa đầu lưỡi.
2. Gỏi cuốn
Hà Nội có phở cuốn thì Sài Gòn có gỏi. Nhìn qua có nét tương đồng, nhưng gỏi cuốn Sài Gòn mang hương vị đặc biệt thơm ngon. Bí quyết không chỉ nằm ở nguyên liệu chế thành món ăn với tôm, thịt, rau, bún, nước chấm món gỏi mới thực sự biến món ăn trở nên hấp dẫn hơn cả.
Người Sài Gòn khoái ăn gỏi cuốn vào xế chiều. Tùy vào những cửa hàng khác nhau sẽ cho những thứ nước chấm “lạ” miệng bí truyền.
3. Hột gà nướng
Ẩm thực Sài Gòn thật sự phong phú không chỉ từ nguyên liệu, mùi vị mà còn khác biệt trong cả cách chế biến. Hột gà là một món ăn thể hiện rõ nhất sự khéo léo và tinh tế của ẩm thực nơi đây.
Tuy là một món ăn vỉa hè, dân giã, giá cả lại “hạt dẻ”, nhưng hột gà đã làm điêu đứng biết bao trái tim ham thưởng thức của ngon vật lạ hè phố.
Với cách chế biến kì công, người làm hột gà phải hút hết lòng của trứng ra bên ngoài, pha chế với các gia vị phụ gia, rồi sau đó lại bơm nguyên lại quả trứng. Công đoạn cuối cùng chỉ cần nướng lên là bạn sẽ có món ăn hột gà thơm ngon lạ vị.
4. Cơm tấm
Đến cả người dân Sài Gòn cũng phải nghiện đậm món “cơm tấm” này, sáng cơm tấm, trưa cơm tấm, tối cơm tấm. Cơm tấm đã trở thành đặc trưng cho văn hóa ẩm thực nơi đây.
Cơm tấm thực chất là hạt gạo bé, hạt tấm bị vụn, cái thứ gạo tấm ngoài Bắc chẳng ai ăn lại trở thành món ăn “bất hủ” Sài Gòn. Cơm tấm thường được chế biến dưới dạng thức cơm tấm ăn kèm sườn tảng hay cơm tấm sườn non…
5. Bánh tráng trộn
Chua, cay, mặn, ngọt, đậm đà nhìn thôi đã có thể chảy nước miếng, đó chỉ có thể là bánh tráng trộn đó các bạn. Dù món ăn vặt này đã phủ sóng hầu hết các tỉnh thành. Nhưng ngon nhất, bạn vẫn phải thưởng thức bánh tráng trộn ở Sài Gòn.
Nguyên liệu làm món bánh tráng trộn rất phong phú bao gồm: bánh tráng sống được phơi khô, cắt sợi nhỏ, lạc rang, bò khô, hành khô… đặc biệt không thể thiếu quất. Dưới bàn tay tài hoa của người trộn, món bánh tráng trộn sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi.
6. Bánh tráng nướng
Cùng là bánh tráng, nhưng bánh tráng nướng sẽ cho bạn một cách thưởng thức hoàn toàn khác biệt. Chiếc bánh nướng mỏng thường được nướng với đủ thứ nhân được cắt nhỏ như trứng, xúc xích, phô mai, bò khô… Sau khi nướng chín, chiếc bánh tráng được gập đôi lại để ăn cho vừa miệng.
Chiếc bánh tráng nướng khi ăn có vị giòn thơm đặc biệt, vô cùng ngọt miệng. Đến Sài Gòn, đừng quên ghé quán ven đường để tận hưởng một chiếc bánh tráng đậm đà mặn ngọt.
7. Ốc
Nhắc đến ốc sài gòn là nhắc đến những buổi tụ tập tới thâu sáng, ốc chính là món ăn phục vụ cho những buổi từ nhậu nhẹt đến ăn chơi.
Tuy không phải là vùng biển, nhưng Sài Gòn sẽ khiến bạn phát “hờn” vì những món hải sản được chế biến kì công tại đây, điển hình là các món ốc.
Từ ốc xào, ốc hấp, ốc om với các gia vị đi kèm khác nhau, mỗi quán sẽ cho bạn những trải nghiệm đặc biệt.
8. Phá Lấu
Độc nhất vô nhị phải nhắc đến “phá lấu”, món ăn dường như chỉ có tại Sài Gòn. Đây là một món ăn rất lạ và đặc biệt thường được ăn kèm với bánh mì.
Cái hấp dẫn của món phá lấu nằm ở hậu vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, sựt sựt của tai heo, đậm đà chút vị béo của những miếng phèo, bao tử… Chiếc bánh mì phá lấu kẹp chung với hành, dưa leo kèm vị cay nồng của ớt, cắn vào một miếng là thấy hết ngay hương vị đậm đà của món ăn độc đáo này.