Địa chỉ cánh đồng hoa Tam Giác Mạch Đà Lạt


Để đến được cánh đồng hoa Tam Giác Mạch Đà Lạt xinh đẹp này, bạn chạy thẳng đường quốc lộ 20 ( Đèo Prenn chạy thẳng xuống hướng đường Cao tốc), bạn chạy thẳng tới Finôm bỏ qua chợ Finôm khoảng 400m để ý bên tay trái có một cái cổng khá lớn, đề dòng chữ Thôn Văn Hóa Bồng Lai, bạn chạy thẳng vào thôn Bồng Lai khoảng 2km, nhìn bên tay phải sẽ thấy cổng vào công ty Dalat Milk. Bạn vào gửi xe và xuất trình giấy tờ tùy thân là vào được, cánh đồng hoa Tam Giác Mạch bất tận nằm bên trong khuôn viên công ty sữa Đà Lạt.

Các bạn lưu ý khi tham quan cánh đồng hoa Tam Giác Mạch Đà Lạt, công ty Dalat Milk cho khách tham quan không thu phí nên bạn phải có ý thức, không dẫm đạp lên các luốn hoa, bảo vệ cảnh quan chung để những bạn khác còn có cơ hội tham quan. 

Mình viết bài này để chia sẽ cho những bạn thành viên Đà Lạt trong tôi có cùng sở thích chụp ảnh và ý thức bảo vệ cái đẹp.  Mình không khuyến khích và cũng không ủng hộ các bạn thiếu ý thức, thích chụp những tấm ảnh đẹp mà bất chấp lợi ích ích chung của người khác làm ảnh hưởng xấu đến những người yêu thích cái đẹp chân chính.

Nếu có dịp một lần được du lịch Đà Lạt hoặc Tây Bắc vào dịp hè và cuối thu, bạn sẽ có dịp được đắm mình với không gian yên bình và thơ mộng bên những cánh đồng hoa Tam Giác Mạch quyến rủ và xinh đẹp.

Tam giác mạch là một loài hoa chịu được khí hậu khắc nghiệt như lạnh giá, thiếu nước nên nó dễ dàng mọc ở khu vực cao nguyên núi đá như Hà Giang và các tỉnh Tây Bắc khác. Hoa tam giác mạch đẹp nhất khí sắp tàn, gì lúc này hoa chuyển từ màu trắng sang màu đỏ thẩm. Hạt tam giác mạch có hình tam giác và thường được người nông dân thu hoạch để làm bánh và rượu.

Truyền thuyết về hoa Tam Giác Mạch.

Chuyển kể rằng, ngày xưa rất xưa có nàng Tiên Gạo và tiên Ngô cùng nhau đi gieo hạt ở hạ giới nhằm giúp cho người dân có lương thực để duy trì cuộc sống. Khi số hạt ngô và lúa đã gieo song còn lại trong giỏ là các hạt mầm non, hai nàng không biết làm gì với những cây mầm này bèn đổ vào khe núi ở một khu vực hẻo lánh rồi bay về trời. Sau một thời gian, những cây Ngô, cây Lúa của hai nàng gieo đã cho hạt và người dân bắt đầu đến thu hoạch mang về ăn, nhưng vì địa hình đồi núi sơn khê, mỗi năm chỉ gieo được một mùa lúa ngô nên số lượng ngô lúa vẫn không đủ cung cấp lương thực cho họ. Đến một ngày cái đói bắt đầu đu bám bảng làng, chiều đã buông dần mà không nhà nào nhóm bếp. Một hôm người dân trong buông làng tụ họp với nhau rồi chia ra đi tìm khắp núi rừng để kiếm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua họ vẫn đói khát trong bất lực vì không tìm được cái gì có thể ăn được.

Thời gian trôi qua, một hôm thoảng trong cơn gió chiều có một mùi hương lạ, trước nay chưa ai ngửi thấy. Mọi người cùng tìm đến nơi khe núi ấy thì phát hiện một rừng hoa li ti trải dài từ sườn núi dài đến chân trời xa bên kia, nhìn kỹ hơn người t mới thấy những cái lá hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt người dân mang về ăn thử thì thấy ngon không thua kém gì hạt ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc cóc đòi ăn nữa.  Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.


Đà Lạt - Tây Nguyên


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam