Dinh Độc Lập, còn gọi là Dinh Thống Nhất, được xây dựng trên dinh Norodom, tượng trưng cho triết lý truyền thống, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.
Cổng vào Dinh Thống Nhất - Ảnh: Quang Minh (YILKA)
Dinh Thống Nhất đẹp trong nắng sớm - Ảnh: Phuong Tran Minh
Dinh Norodom tên được lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904) - Ảnh: Sưu tầm
Dinh Thống Nhất sở hữu một diện tích sàn khá lớn gần 120.000m2 (300m x 400m) trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi bốn đường phố chính, cụ thể là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Đông Bắc, Huyền Trân Công Chúa phố phía Tây Nam, Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc, và Nguyễn Du về phía Đông Nam.
Cùng với công viên 30-4 ở phía trước, công viên văn hóa Tao Đàn phía sau, khuôn viên dinh Thống Nhất như lá phổi xanh của thành phố - Ảnh: TeeFoto
Đặc biệt, trong khuôn viên của dinh là nơi có nhiều cây cổ thụ với các loài khác nhau từ giai đoạn Pháp thuộc. Dinh Độc Lập là một trong những điểm hấp dẫn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh cho những du khách yêu thích nghệ thuật và kiến trúc.
Mặt tiền dinh với lối kiến trúc lóng trúc mang đậm nét Á Đông - Ảnh: Quang Minh
Các công trình kiến trúc được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên giành giải nhất giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc (khôi nguyên La mã) vào năm 1955, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G ở trường Mỹ thuật Quốc gia Paris.
Bia kỷ niệm ngày khánh thành Dinh Độc Lập - Ảnh: Vinhtantran
Dinh được xây dựng theo đúng đặc điểm của kiến trúc trong phong thủy Việt Nam với bố cục sân vườn, dinh thự đăng đối, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống. Hồ phun nước phía trước tạo thế minh đường và rừng cây trùng điệp phía sau chính là phần hậu chẩm tạo thế vững bền cho công trình.
Hồ phun nước trước dinh Thống Nhất - Ảnh: Quang Minh
Những người con Việt Nam du lịch đến Dinh Độc Lập là sẽ thấy thực sự tự hào về kiến trúc xây dựng tổng thể, từ khâu thiết kế, thi công, trang trí và vật liệu xây dựng chủ yếu là nguồn gốc trong nước. Tòa dinh thự được thiết kế và xây dựng nhằm cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bền vững mãi mãi. Dinh Độc Lập đã trở thành địa điểm "phải đến" khi đi du lịch Sài Gòn.
Trình diễn ánh sáng 3d trên dinh độc lập - Ảnh: Max
Với con mắt nghệ thuật, các kiến trúc sư tài năng đã bố trí rất hợp lý các chi tiết kiến trúc nội thất và ngoại thất. Sân trước của cung điện là một bãi cỏ hình oval có đường kính 102m. Các bãi cỏ xanh tạo cảm giác êm dịu và sảng khoái khi du khách đi bộ qua các lối vào.
Lối vào hình vòng cung trước dinh - Ảnh: Linh Ly Thanh
Chạy dọc theo chiều rộng của sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Bên trong là phòng họp nội các và các phòng tiệc nằm ở tầng trệt.
Phòng họp nội các của chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (tầng trệt) - Ảnh: stormdog
Phòng yến tiệc (tầng trệt). - Ảnh: VIKK Studio
Bàn làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở lầu 1. Phía sau là bức tranh phong cảnh bờ biển Phan Rang, Ninh Thuận, quê hương ông Thiệu. - Ảnh: tamycoladelyves
Phòng trình quốc thư lầu 1 với bức tranh "Bình Ngô đại cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15. - Ảnh: Chris&Steve
Phòng khách của Tổng thống lầu 1 gồm hai phòng thông nhau. - Ảnh: stormdog
Thảm trang trí ở tầng 1 dinh Thống Nhất. - Ảnh: MattersKnot
Khuôn viên tầng 2 dinh Thống Nhất là nơi dành riêng cho gia đình Tổng thống sinh hoạt. - Ảnh: Debarka Banik
Phòng ngủ của tổng thống - Ảnh: unci_narynin
Phòng thư giãn dành cho gia đình Tổng thống và các tướng lĩnh (tầng 3). - Ảnh: gslkuek
Phòng đọc sách nằm trên tầng 3 dinh Thống Nhất. - Ảnh: gslkuek
Phòng xem phim - Ảnh: Chris&Steve
Vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ, bên cạnh là chiếc UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (sân thượng) - Ảnh: Kent Holloway
Đáng chú ý, các sàn của tầng hầm được gia cố bằng bê tông cùng với tất cả các cơ sở, bản đồ, và các trang thiết bị hiện đại nhất để kiểm soát các cuộc chiến tranh ở thời điểm đó.
Lối xuống tầng hầm. - Ảnh: giaoducvietnam.vn
Vách nền đường hầm đều được bọc thép. - Ảnh: giaoducvietnam.vn
Ở tầng hầm có đầy đủ các phòng truyền tin, phòng in ấn…. Bảo đảm việc phát mệnh lệnh của Tổng thống ra bên ngoài. - Ảnh: Đào Nguyên Bùi Thụy
Xe Mercedes Benz 200 W110 biển số VN-13-78 của Đức được sản xuất vào thập kỷ 1960 là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng để di chuyển - Ảnh: Hoàng Hà
Đây là chiếc xe Jeep M152A2 phiên bản của chiếc Jeep đã được lực lượng Cách mạng giải phóng dùng để chở ông Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ra đài phát thanh Sài Gòn, đọc tuyên bố đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975. - Ảnh: Hoàng Hà
Đặc biệt, dinh vẫn còn giữ lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong đó có bức tranh sơn dầu miêu tả khung cảnh làng quê của đất nước Việt Nam của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ hoàn thành vào năm 1966.
Bức tranh vẽ khung cảnh làng quê cả ba miền đất nước Việt Nam ở trong phòng chiêu đãi khách. - Ảnh: Almixnuts
Tranh "Quốc tổ Hùng Vương" trong dinh Độc lập - Ảnh: Almixnuts
Bức tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Chánh, vẽ năm 1974, thể hiện cảnh “Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh… - Ảnh: MattersKnot
Và hàng chục bình gốm cổ đại của Trung Quốc thời Minh - Thanh cũng được trang trí ở đây - Ảnh: tamycoladelyves
Bên cạnh đó, nhờ vào yếu tố lịch sử của các hiện vật như xe tăng 843, xe tăng 390 và máy bay chiến đấu F5E đã góp phần đưa dinh Thống Nhất trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn trong lòng khách du lịch.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54 mang số hiệu 843 của Quân giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập. - Ảnh: Ryan_McMurray
Tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. - Ảnh: Gary Lee Todd, Ph.D.
Ngày 8/4/1975, Trung úy Nguyễn Thành Trung, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động bí mật trong Không lực Việt Nam Cộng hòa đã lái chiếc máy bay chiến đấu F5E cùng loại máy bay này ném bom Dinh Độc Lập. - Ảnh: MattersKnot
Số lượng khách du lịch đến Dinh Độc Lập đang dần gia tăng qua các năm, trong đó có cả khách du lịch trong nước và nước ngoài. Chuyến đi đến Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không được thực sự đầy đủ nếu du khách không đặt chân vào Dinh Độc Lập. Và đắm mình trong khung cảnh yên bình và không gian yên tĩnh của dinh, du khách chắc chắn sẽ tìm thấy những khoảnh khắc đặc biệt và quên đi sự ồn ào và hối hả của cuộc sống đô thị một thời vang danh này.
Dinh Thống Nhất nằm ẩn mình trong khuôn viên xanh tươi - Ảnh: Tom Phung
Tham quan Dinh Thống Nhất - di tích quốc gia đặc biệt là để trở về với cội nguồn, nơi đánh dấu chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đồng thời, Dinh Thống Nhất là một điểm du lịch lý tưởng nên chắc chắn bài viết nhỏ này cũng không gột tả hết những giá trị thực của nó bằng việc du khách trải nghiệm thực sự qua những hành trình khám phá các tour du lịch Dinh Thống Nhất.