Bãi đá dưới chân chùa Cổ Thạch còn có tên khác là bãi Cà Dược. Những viên đá cuội ở đây nhẵn thín, nhiều màu sắc và trải dài hơn một km.
Thủy triều cùng những con sóng hàng nghìn năm đã mài nhẵn các viên đá cuội với vô số hình hài, hoa văn lạ lẫm.
Gọi là 7 màu nhưng thực tế đá cuội ở đây có rất nhiều màu sắc khác nhau.
Dưới ánh mặt trời và bọt sóng, cả một bờ biển như một tấm khảm khổng lồ lấp lánh sinh động.
Những lúc thủy triều xuống quang cảnh càng ngoạn mục hơn với vô số những tảng đá mấp mô rêu phủ xanh rì.
Khi những tia nắng cuối ngày xuyên qua rặng dương, bạn có thể thử ngả lưng trên bãi đá này, nhắm mắt lại nghe sóng ru bên tai.
Bạn cũng có thể lên chùa Cổ Thạch hướng về phía Đông Nam để nhìn ra bãi đá nhiều màu sắc.
Chùa Cổ Thạch nằm trên đồi cao 64 m là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi và hang đá nằm san sát nhau trong khu vực hơn 2.000 m2. Cổng tam quan dẫn vào khu chính điện với hai linh vật là voi và hổ hộ pháp phía trước.
Đây là một điện thờ trong hang đá được xây thêm phần cổng và mái long phụng. Hầu hết công trình đã được trùng tu nên những điện thờ trông còn mới.
Tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn.
Ở đây có rất nhiều khối đá hình thù kỳ lạ như con cóc, bàn tay Phật, hay người mẹ hôn con. Từ Phan Thiết bạn đi về phía bắc 90 km đến thị trấn Liên Hương – huyện Tuy Phong rẽ phải 8 km sẽ đến quần thể đá – hang động – bãi biển hoang sơ độc đáo này.