Tới Yangon bây giờ, trước khi nó thay đổi mãi mãi


Yangon từng được gọi là Rangoon, được biết đến là cố đô của Myanmar thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế hàng năm. Yangon tập hợp hàng trăm tòa nhà được xây dựng từ thời thuộc địa đang trở thành di sản kiến trúc đồ sộ đáng chiêm ngưỡng. “Di tích của Rangoon”, một cuốn sách về hơn 200 tòa nhà di sản ở Yangon, được lên ý tưởng từ nhà báo quốc tế Philip Heijmans là đỉnh cao trong nỗ lực bảo tồn những di sản kiến trúc này. 

Cuốn sách là nỗ lực của Philip cùng với sự góp sức của 8 nhà nghiên cứu trong 2 năm làm việc và hàng trăm giờ phỏng vấn.

Nhận ra giá trị to lớn đối với lịch sử cũng như du lịch của Myanmar do những tòa nhà này mang lại, cũng như nhìn thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của chúng, nhà báo Philip đã nảy ra ý tưởng về cuốn sách. Với sự đồng hành của các nhà nghiên cứu, cuốn sách là câu chuyện về các tòa nhà, và các tác động lịch sử diễn ra với chúng, lưu giữ những thông tin có giá trị về các tòa nhà và khơi dậy ý thức bảo tồn các di sản kiến trúc vô giá này.

Theo Philip Heijmans, các địa điểm khách du lịch nên thăm thú trước tiên tại đây là các tòa nhà tập trung ở Quận Trung Tâm Thương Mại, nơi sầm uất nhất của thành phố. Trong đó có tòa nhà hành chính (Secretariat building hay còn gọi là Minister’s building), nơi Tổng tư lệnh Aung San cùng 6 bộ trưởng nội các bị ám sát năm 1947. Sau khi mất chủ quyền năm 1948, nơi đây cũng đồng thời trở thành tòa nhà quốc hội.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, tòa nhà màu đỏ gạch với lối kiến trúc thời Victoria này mang vẻ đẹp hùng vĩ và độc đáo bậc nhất thành phố.

Ngoài ra ở gần đó là Tòa Án Tối Cao (cũ) mở cửa năm 1911. Phía sau nó là con đường Pansodan nổi tiếng của Myanmar, nơi có các ngân hàng thời thuộc địa và các tòa nhà hành chính văn phòng.

Cùng chiêm ngưỡng một số công trình di sản của cố đô Rangoon cổ kính qua những bức ảnh dưới đây.

Secretariat building – tòa nhà hành chính.

Khu phục vụ quốc hội ở trung tâm của tòa nhà hành chính hoạt động từ 1948 đến năm 1962.

Theo Philip, phần khó nhất là chụp ở bên trong tòa nhà hành chính và rất khó xin được cấp phép để chụp. Vì theo như Philip thì chính quyền thành phố không có thẩm quyền gì với hầu hết tài sản. Mà nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước hoặc thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước.

“Tôi đã phải nhờ cậy hàng trăm người dân để được phép vào bên trongCông ty dầu Burmah để chụp ảnh”, tác giả Philip Heijmans chia sẻ.

Tòa án tối cao.

Tòa nhà gạch đỏ Balthaza phong cách kiến trúc thời Edward. Nhiều gia đình nghèo đói sống trong đó và coi đó như chỗ ở tạm bợ của mình.

Hội trường thành phố.

Ngân Hàng Dự Trữ Ấn Độ (cũ). “Di tích Rangoon” là tác phẩm chọn lọc từ hơn 8.000 bức ảnh với hàng trăm giờ phỏng vấn với những người trông coi tòa nhà, quan chức chính phủ, người ủy thác và các chuyên gia bảo tồn.

Mogul – nhà thờ Hồi giáo Shia. Tòa nhà nằm trên đường 30th và được xây dựng năm 1918.

Ngân hàng Bengal, nằm trên đường Strand, giờ là một chi nhánh của Ngân Hàng Kinh Tế Myanmar.

Cầu thang tuyệt đẹp bên trong Ngân hàng Bengal. Theo Philip, một trong những tòa nhà đổ nát nhất trong thành phố mang lại cho anh bức ảnh ưng ý nhất.

Tòa nhà Sofaer được hoàn thành bởi anh em Issac và Meyer Sofaer vào năm 1906.

The Strand – khách sạn sang trọng nhất trong lịch sử được xây dựng năm 1901 bởi hai anh em Sarkie

Sở giao dịch chứng khoán Yangon.

Văn phòng ủy viên cảnh sát (cũ). Là một khối kiến trúc dài hùng vĩ và đầy quyền uy nhìn ra đường Strand. Một hàng cột Lonic nhập khẩu từ Anh kéo dài mặt tiền phía Nam của tòa nhà.

Tòa nhà giao thông đường thủy nội địa. Cầu thang chính.

Tòa án Yangon ban đầu được xây dựng làm Sở tiền tệ. Nơi đây là tòa nhà hấp dẫn nhất trong thành phố. Hư hại do đánh bom trong Thế chiến II vẫn còn được nhìn thấy trên mái vòm hình bát giác.

Một khi đã vào bên trong, thách thức tiếp theo chính là vấn đề an toàn khi bạn hoàn toàn có nguy cơ trật bước hoặc rơi xuống từ một chiếc cầu thang ọp ẹp.


Đông Nam Á


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam