Top 10 điểm đến không nên bỏ qua khi tới Hà Nội


Với lịch sử hơn 1000 năm tuổi cùng truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, thủ đô Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Dưới đây là 10 địa điểm mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH – LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Quảng trường Ba Đình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Vào ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trong hành trình xây dựng đất nước của dân tộc.

Cạnh Quảng trường Ba Đình là lăng Chủ Tịch (còn gọi là lăng Bác), là nơi yên nghỉ cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Bác mở cửa vào sáng thứ 3,4,5,7 và chủ nhật. Khi vào viếng lăng Bác, du khách chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng.

Ngoài lăng Bác, ngay cạnh quảng trường Ba Đình còn có các địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội mà du khách nên ghé thăm như chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh…

HỒ HOÀN KIẾM

Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm là biểu tượng của Hà Nội, chứng kiến lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô. Giữa hồ có một bán đảo nhỏ, đó chính là tháp rùa cổ kính. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm) sau đó đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng găn với vua Lê Lợi.

Bên cạnh đó, xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn có những công trình mang nhiều ý nghĩa cả về kiến trúc lẫn lịch sử như: Tháp Hòa Phong, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Ngọc Sơn, đền thờ Trần Hưng Đạo…

PHỐ CỔ HÀ NỘI

Muốn tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa và con người Tràng An thì bạn đừng bỏ qua phố cổ – một trong những địa điểm du lịch Hà Nội đầy thú vị và hấp dẫn với du khách. Từ thế kỷ 19 cho đến nay, phố cổ vẫn luôn giữ được những nét đơn sơ, giản dị từ công trình kiến trúc đến lối sống của người dân.

Phố cổ nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, là nơi tập trung đông dân cư sinh sống có 36 phố phường. Mỗi con phố ở đây chủ yếu tập trung bán một loại mặt hàng nhất định. Lang thang ở khu phố và thưởng thức ẩm thực phố cổ như phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bún chả hàng Mành, mì vằn thắn Đinh Liệt, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng,… sẽ khiến chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn rất nhiều.

Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, phố cổ luôn nhộn nhịp, đông vui với các gian hàng chợ đêm được mở ra để phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Là khu di tích kết hợp đặc biệt gồm Văn Miếu: được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông và Quốc Tử Giám: Trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập và là nơi đào tạo những nhân tài trên khắp cả nước.

Nơi đây được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Bên trong khu quần thể là di tích bia đá tiến sĩ nổi tiếng nhằm tôn vinh những hiền tài đã có công lớn cho dân tộc. Mỗi bia đá đều ghi tên tuổi, quê quán, và được đặt trên lưng rùa, một trong bốn linh vật quý, với ý nghĩa tôn trọng và trường tồn với thời gian.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Chính quyền thực dân Pháp xây dựng nhà hát vào thập niên đầu của thế kỷ 20. Công trình mang phong cách kiến trúc Phục Hưng này được xây dựng theo nguyên mẫu Cung Garnie – một trong 2 nhà hát opera nổi tiếng của Paris.

Nhà hát Lớn Hà Nội là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời của Nhà hát Lớn hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn thường xuyên được tổ chức để có thể tận mắt thấy được hết nội thất tráng lệ của nhà hát.

CẦU LONG BIÊN

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng (1898-1902). Ra đời dưới bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư người Pháp Henri Daydé và Auguste Pillé, cầu Long Biên là một công trình cơ sở hạ tầng quan trọng trong thời Pháp thuộc và trong Chiến tranh chống Mỹ. Công trình được coi là một trong những tác phẩm kiến trúc hoành tráng nhất phương Đông, đã mang lại cảm ứng cho nhiều nhà thơ và nhạc sĩ.

Cầu chỉ dài hơn 2,3km nên du khách có thể thư thái đi bộ hoặc đạp xe để thưởng ngoạn khung cảnh sông Hồng, ngắm nhìn sà lan nổi bên dưới và quan sát những phần khung thép gỉ cùng những chỗ bị quân đội Mỹ ném bom trên cầu từ năm 1967 đến năm 1972.

NHÀ TÙ HỎA LÒ HÀ NỘI

Khu di tích nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô tại số 1 đường Phó Đức Chính. Nhà tù Hỏa Lò, còn có tên gọi là Maison Central, được chính quyền Thực dân Pháp thành lập vào cuối thế kỷ 19, mặt tiền màu vàng phai nhạt theo năm tháng và những cánh cửa chớp màu xanh của tòa nhà bao bọc bên ngoài những ác mộng tù đày diễn ra đằng sau những bức tường.

Nơi này đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhiều tù nhân chính trị của Việt Nam đã bị tra tấn và giết hại tại đây, trong đó có năm đồng chí sau này là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản: Đỗ Mười, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh.

Trong nhà tù, du khách sẽ nhìn thấy những chiếc cùm sắt ghê rợn cùng nhiều hiện vật và ảnh chụp các tù nhân người Việt bị đeo gông gỗ và bị cùm chân…

NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

Nhà thờ Lớn là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là một trong những công trình kiến trúc mang dấp dáng phương Tây đầu tiên được xây tại Hà Nội khoảng thế kỉ 11, do chính Giám mục Puginier tự tay thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique và hướng dẫn thi công xây dựng.

Phong cách kiến trúc Gothique là phong cách kiến trúc của thời kì trung cổ châu Âu rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Nhà thờ Lớn có nét giống với Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Bên ngoài nhìn nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi cũ, rêu phong trên bức tường của thời gian. Nhưng bên trong nhà thờ là một công trình kiến trúc hiện đại và dường như không biến đổi cùng với thời gian.

Hiện nay, nhà thờ Lớn là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận cũng như là điểm tham quan, lý tưởng cho du khách đặc biệt vào các ngày lễ.

CHÙA TRẤN QUỐC

Chùa Trấn Quốc nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam hiện nay. Chùa được xây từ thời vua Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng với tên gọi “Khai Quốc” (nghĩa là mở nước). Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1434-1442) nhà vua đổi tên chùa là chùa An Quốc, đến năm 1615, chùa được dời vào vị trí Tây Hồ như ngày nay.

Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc được lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó cũng như tín ngưỡng, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch đối với khách tham quan trong và ngoài nước.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ thời kì trước Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Thành Thăng Long bao gồm Tử Cấm Thành, La Thành và Hào Thành. Tử Cấm Thành khi xưa vô cùng rộng lớn, là nơi ở của vua và hoàng tộc. Tại đây có rất nhiều công trình cung điện, lăng tẩm. Tuy nhiên, sau thời Nguyễn, Tử Cấm Thành bị phá bỏ rất nhiều và thu hẹp lại thành thành Hà Nội, tương đương di tích Hoàng thành Thăng Long hiện nay. Đến thời Pháp thuộc, thành lại một lần nữa bị phá hủy đi nhiều, thay vào đó là sự xuất hiện của một số công trình mang phong cách Pháp nhằm mục đích quân sự.

Đến Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể khám phá Cột cờ Hà Nội, thăm Ngọ Môn, nền Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Lầu Công Chúa, khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu… Trong khu vực Hoàng thành còn có các di tích từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Năm 2009, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.


Hà Nội - Miền Bắc


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam