Hơn 100 bộ lạc thổ dân Papua New Guinea tụ hội trong Goroka Show


Mỗi tháng 9 hàng năm, du khách khắp nơi lại háo hức đổ về thủ đô vùng Đông Cao Nguyên Goroka để chứng kiến hàng trăm bộ lạc thổ dân tụ hội tại Goroka Show (Sing-sing). Bất cứ ai được chứng kiến lễ hội độc đáo này đều mãn nhãn với các vũ điệu và những bộ trang phục sặc sỡ, sự đa dạng văn hóa của Papua New Guinea.

Papua New Guinea chỉ có dân số hơn 5 triệu người, nhưng có đến hơn 1.000 nhóm văn hóa khác nhau, nói hơn 800 ngôn ngữ. Nếu bạn được trải nghiệm sự đa dạng, tinh thần hoang dã và màu sắc phong phú của văn hóa Papua New Guinea, hãy tham dự Goroka Show (hay còn gọi là Lễ hội Sing-sing) vào tháng 9 hàng năm, khi hơn 100 bộ lạc thổ dân đổ về đây tham dự lễ hội và thể hiện sự độc đáo của mình.

Đây là lễ hội các bộ lạc thổ dân quy mô nhất trên toàn thế giới hiện nay. Hàng ngàn người đổ về đây để trình diễn trang phục truyền thống của bộ lạc mình, ca hát nhảy múa trong một không khí vô cùng sôi động và hoang dã.

Các bộ lạc phân biệt với nhau bằng trang phục và những hoạt tiết vẽ trên mặt. Năm 2016 là năm thứ 60 lễ hội Sing-sing được tổ chức.

Họ cũng mang về đây các nhạc cụ truyền thống của bộ lạc mình.

Bộ tộc che phủ cơ thể bằng đất sét trắng.

Các vũ điệu đầy hoang dã và sôi động là một phần không thể thiếu của lễ hội Goroka Show.

Phần mặt và mũ của các thổ dân thường được lấy cảm hứng từ chim thiên đường, một loài chim ở Papua New Guinea.

Hàng ngàn người đổ về đây để cùng tham dự lễ hội văn hóa độc đáo.

Nhạc cụ của thổ dân cũng được làm từ các vật liệu tự nhiên vô cùng phong phú, vì vậy du khách không chỉ được mãn nhãn mà còn vô cùng thích thú với phần âm thanh.

Một thổ dân với mũ kiểu chim thiên đường, sơn mặt màu vàng và đeo trang sức bằng cườm trên cổ.

Những đứa trẻ cũng được ăn vận và sơn mặt theo truyền thống của bộ lạc.

Một số bộ lạc đi rất xa để tham dự lễ hội như đảo Manus hay Bougainville.

Các điệu nhảy, bài hát cũng mô phỏng lại hành vi của loài chim xinh đẹp và độc đáo của Papua New Guinea.

Ngoài cườm, vỏ ốc và lông chim cũng được sử dụng nhiều để làm trang sức.

Em bé thổ dân theo mẹ tham gia lễ hội.

Ông Joachim Kaugla 75 tuổi một giáo viên về hưu cho biết rằng ngày nay, mặc dù các đồ trang sức tự nhiên vẫn chiếm ưu thế nhưng đã có sự xuất hiện của rất nhiều sản phẩm công nghiệp như khoai tây chiên, nước ngọt của nước ngoài.

Không khí sôi động của lễ hội Goroka Show.

Trang phục hoàn toàn bằng cây cỏ vô cùng độc đáo của một bộ lạc thổ dân.

Phụ nữ thổ dân Papua New Guinea để ngực trần, làn da đen bóng vô cùng khỏe khoắn đeo trang sức kim loại và đội mũ lông chim sặc sỡ.

Thổ dân Mudmen từ vùng Asaro sơn bùn trắng với mục đích đe dọa kẻ thù.

Một em bé tay cầm trống truyền thống Kundu, loại trống được trạm khắc tỉ mỉ trên gỗ và bọc da thằn lằn.

Một thiếu nữ thổ dân nhai kẹo cao su rồi thổi bóng (ảnh trái), và một thổ dân đội mũ lông chim và sơn mặt màu đen (ảnh phải).


Du lịch thế giới


Giới thiệu

Liên hệ

Lolivi
Vietnam