10 bí mật thú vị về tháp Eiffel có thể bạn không biết

Mặc dù vô cùng nổi tiếng nhưng tháp Eiffel - biểu tượng của Paris cũng có vô số bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết.

Tháp Eiffel là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé thăm khi đến với kinh đô ánh sáng. Mặc dù vô cùng nổi tiếng nhưng ngọn tháp này cũng có vô số bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết.

Quá trình xây dựng tháp Eiffel diễn ra trong hai năm, hai tháng và 5 ngày. Người ta chính thức hoàn thiện công trình này vào ngày 31/3/1889. Ban đầu, tháp được xây dựng để phục vụ triển lãm Paris 1889 và không hề có mục đích dài lâu.
Ban đầu, biểu tượng Paris có màu sơn vàng. Từ năm 1953 đến 1961, người ta sử dụng màu nâu đỏ cho công trình kiến trúc này. Cứ 7 năm một lần, toàn bộ tháp sẽ “khoác” lớp sơn mới để tránh gỉ và mỗi lần như vậy, Eiffel sẽ “ngốn” khoảng 60 tấn sơn.
Khi tòa tháp mới xuất hiện, người Pháp đặc biệt khó chịu trước sự hiện diện của Eiffel. Thậm chí, một nhóm kiến trúc sư và học giả đã ký vào văn bản phản đối việc xây dựng tòa tháp. Họ gọi công trình này là “vô dụng” và “quái dị”.
Kể cả ăng-ten, tháp Eiffel cao 324m và là công trình cao nhất nước Pháp hiện nay. Vào mùa đông, độ cao của tháp giảm từ 10 đến 20cm do nhiệt độ giảm khiến thép co lại.
Tháp Eiffel thu hút khoảng 7 triệu lượt khách du lịch mỗi năm và giữ vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới. Trong số các du khách, người Pháp chỉ chiếm 13%. Số còn lại là người nước ngoài mà tỷ lệ cao nhất là người Mỹ, Anh và Italy.
1,665 là số bước chân du khách cần phải leo để lên được đỉnh tháp. Mỗi đêm, tháp Eiffel được chiếu sáng bởi 336 máy chiếu và 20.000 ngọn đèn. Và có hơn 30 bản sao của tòa tháp nổi tiếng này trên thế giới như: Las Vegas (165m – Mỹ), Parij (50m – Nga), Krakow (8,5m – Ba Lan), (68,5m – Mexico), Slobozia (54m – Roumania), thậm chỉ cả ở Hàng Châu (108m), Thâm Quyến (100m – Trung Quốc).
Tháp Eiffel không phải là tác phẩm của kiến trúc sư Gustav Eiffeil. Hai kỹ sư cao cấp Maurice Koechlin và Emile Nouguier là người sáng tạo ra nó. Gustave Eiffel không dành quá nhiều sự quan tâm cho dự án này nhưng ông đã giới thiệu Maurice và Emile cho Stephen Sauvestre – trưởng phòng kiến trúc của công ty do ông đứng đầu. Sau khi ông Sauvestre sửa chữa một số điểm trong bản vẽ, tháp Effeil có thiết kế cuối cùng và ông đã mua bằng sáng chế tác phẩm này.
Gustave Eiffel sau đó đã thiết kế một căn phòng bí mật nằm trên đỉnh ngọn tháp. Nhưng không nhiều người biết tới điều này. Căn phòng nhỏ được lắp đồ nội thất bằng gỗ, giấy dán tường với hoa văn nhiều màu và một cây đàn piano. Tháng 9/1889, nhà phát minh Thomas Edison từng có dịp tới căn phòng này và trò chuyện với Gustave Eiffel. Đến nay, nội thất căn phòng vẫn được giữ nguyên và có thêm hình nộm bằng sáp của hai nhân vật vĩ đại này.
Chụp ảnh tháp Eiffel vào buổi tối là phạm pháp. Theo một quy định về bản quyền tại các nước thuộc Liên minh châu Âu, trong đó có Pháp, thì một tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả hình ảnh, video, bài hát hay một công trình kiến trúc… sẽ được bảo vệ hình ảnh trong suốt cuộc đời của người sáng tạo ra nó, cộng thêm 70 năm sau khi tác giả qua đời. Hệ thống ánh sáng trên tháp Eiffel thì mới chỉ được lắp đặt vào năm 1985, và bởi lẽ hệ thống ánh sáng trên ngọn tháp này cũng được xem là tác phẩm nghệ thuật, do vậy nó cũng được bảo vệ bởi luật bảo vệ bản quyền hình ảnh do Liên minh Châu Âu quy định. Đó là lý do tại sao chụp ảnh tháp Eiffel vào ban đêm, với hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí đã được bật, là một hành động phạm pháp và nếu ai thực hiện điều này có thể bị phạt.
Tháp Eiffel đóng vai trò quan trọng trong Thế chiến thứ nhất, đặc biệt là trong trận Marne năm 1914. Cụ thể, từ đỉnh tháp, người ta có thể gửi tín hiệu chỉ đạo quân đội Pháp từ nơi tiền tuyến. Trước khi Paris đầu hàng Đức trong Chiến tranh thế giới II, Pháp đã buộc phải “phá hủy” tháp Eiffel bằng cách làm vỡ hệ thống thang máy nhằm ngăn không cho kẻ thù thưởng thức quang cảnh thành phố từ trên cao.


Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social