Brokpa – bộ lạc du mục ở Bhutan

Sống ở khu vực phía đông Bhutan gần biên giới Ấn Độ, hàng trăm năm qua người dân bộ lạc Brokpa mưu sinh bằng nghề chăn nuôi gia súc bao gồm bò và cừu. Những năm gần đây, sự phát triển của Bhutan cũng khiến bộ mặt đời sống của người Brokpa phần nào thay đổi.

 Sống ở khu vực phía đông Bhutan gần biên giới Ấn Độ, hàng trăm năm qua người dân bộ lạc Brokpa mưu sinh bằng nghề chăn nuôi gia súc bao gồm bò và cừu. Những năm gần đây, sự phát triển của Bhutan cũng khiến bộ mặt đời sống của người Brokpa phần nào thay đổi.

AJ Heath – một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh tư liệu cho biết anh sống ở Bhutan 12 tháng và dành 2 tuần trong hành trình khám phá đất nước hạnh phúc nhất hành tinh sống bên cạnh người dân Brokpa để khám phá cuộc sống của họ. Đây là một phần trong dự án chụp ảnh các dân tộc thiểu số ở Bhutan của nhiếp ảnh gia này.

Dân Brokpa sống trong hai ngôi làng tên là Merak và Sakten. Trong ảnh là một phụ nữ Brokpa đang nhuộm da bò rừng.
Dân bộ lạc Brokpa có nguồn gốc từ Tây Tạng và sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. Trong ảnh là một phụ nữ đứng cạnh hai sọt lông cừu đang phơi khô.
Ngay trước khi AJ Heath ghé thăm ngôi làng, vua và hoàng hậu Bhutan cũng mới có chuyến đi tới đây. Người Brokpa rất thân thiện và hiếu khách.
Thông thường, du khách chỉ nghỉ một đêm ở hai ngôi làng này trong hành trình trekking Bhutan kéo dài khoảng 4-5 ngày. Trong bức ảnh là một gia đình nhiều thế hệ.
Họ chỉ chăn nuôi vì điều kiện khí hậu ở vùng cao không cho phép trồng trọt mùa vụ.
Họ xe sợi từ lông cừu. Sau đó sẽ được dệt thành vải và nhuộm thành các sản phẩm đẹp đẽ để may quần áo.
Những chiếc mũ truyền thống của người Bhutan làm bằng da bò.
Khi được chụp ảnh, người Brokpa mời người chụp một tách trà nóng pha với sữa hoặc vài ly rượu ủ truyền thống gọi là Ara.
Mặc dù không có quá nhiều du khách, nhưng Merak và Sakten cũng thường xuyên đón một lượng khách du lịch nhỏ và đều đặn do đó người dân ở đây đã quen với việc có người lạ đi lại quanh làng. Họ cũng thân thiện và thích chụp ảnh.
Người dân Brokpa đang xén lông bò. Người ta chỉ xén lông của bò thiến và bò cái để lấy sợi, nên những chú bò đực với bộ lông dài trông có phần nam tính hơn.
Họ sống đời sống như người du mục trong những tháng hè, đi lang thang khắp nơi tìm chỗ chăn thả gia súc.
Đời sống của người dân bộ lạc Brokpa gần như hoàn toàn phụ thuộc vào chăn nuôi. Chăn nuôi cho họ thức ăn, len sợi. Thậm chí họ còn dùng sợi dệt từ lông bò để lợp lều. Mặc dù một số gia đình đã thay bằng các tấm vải nhựa.
Chăn nuôi cũng cung cấp thịt, sữa cho khẩu phần ăn hàng ngày của họ. Mỗi ngày một người uống đến cả chục tách trà với bơ.
Cuộc sống hiện đại đã len lỏi phần nào vào sự hoang dã của Brokpa. Họ cũng có cửa hàng như hàng tạp hóa còn thông thường thì họ trao đổi hàng hóa với các làng xung quanh.
Trà bơ đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây, đặc biệt là khi họ di chuyển để chăn gia súc.
Nhiếp ảnh gia Heath đến đây vào tháng 7, ngay trước khi gió mùa lạnh và ẩm ướt, nhưng khung cảnh thiên nhiên vẫn vô cùng ngoạn mục. Đó là bức tranh hài hòa của thung lũng, những cánh rừng và đồng cỏ trập trùng.
Một trong những mặt tiêu cực khi họ gia tăng trao đổi hàng hóa đó chính là rác. Những bao bì dùng gói bọc hàng mang từ bên ngoài về chủ yếu là rác không phân hủy.
Cuộc sống của thổ dân Brokpa thay đổi đến chóng mặt. Sắp tới, một con đường lớn mở ra ở đây sẽ giúp cuộc sống của họ tiện lợi hơn, giảm sự phụ thuộc vào việc chăn nuôi gia súc.
Hiện nay, xe cộ phải để cách ngôi làng đầu tiên khá xa, và đi bộ thêm 5 tiếng đồng hồ, vì không có đường lái xe vào.
Nhiếp ảnh gia Heath đã đi qua Afghanistan, Ethiopia và Congo, tới đâu, điều thu hút nhất với Heath vẫn là những khía cạnh phong phú của đời sống thường nhật của người bản xứ.
Những ngôi làng nằm dưới chân dãy Himalaya này sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các nhu yếu phẩm khi cuộc sống hiện đại ở Bhutan ngày một phát triển. Song, người ta cũng lo ngại sự ảnh hưởng của nó tới những giá trị văn hóa và truyền thống của người Brokpa.
Đời sống của người Brokpa rất truyền thống và cơ bản dựa vào thiên nhiên trong hàng trăm năm qua.
Những sợi lông bò chắc khỏe nhất sẽ được xe trên một trục (hình trái) rồi sau đó dệt bằng thoi (hình phải) rồi nhuộm.
Sữa bò có thể được bỏ vào can rồi uống tươi, nhưng phần lớn chúng được chế biến thành bơ rồi bọc trong lá để bảo quản dùng dần.


Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social