Chạm mây Lũng Vân nơi nóc nhà xứ Mường

Ai đã từng tới Hòa Bình biết đến những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc Mường, chia ra thành bốn xứ Mường cổ mang tên Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Nổi lên trong số đó là Lũng Vân – nơi được coi là “nóc nhà của xứ Mường” trong cái nôi văn


Lũng Vân nằm ở độ cao 1.200m so với mặt nước biển, quanh năm phủ mây mù, lại được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên nên còn được biết đến với tên gọi Thung Mây.

 

Trên đỉnh Bắc Sơn nhìn xuống Lũng Vân - Ảnh: dat09

 

Ruộng bậc thang loáng nước - Ảnh: Redluna Tuấn

Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km, thuộc huyện Tân Lạc, Lũng Vân nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa Mường đặc trưng. ảnh sắc đẹp và còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

 

Đường đi Lũng Vân - Ảnh: XaDieu

Tọa lạc ở nơi cao nhất Mường Bi, Lũng Vân bước ra từ truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường với sự cách trở về giao thông so với phần còn lại của xứ Mường Bi. Cũng vì lẽ đó, Lũng Vân được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ những mái nhà sàn dốc hình con rùa với đức tin con rùa tượng trưng cho sự vững chãi đến những bộ váy của người phụ nữ Mường.

 

Lũng Vân ở nơi cao nhất xứ Mường Bi - Ảnh: dat09

 

Nơi thấp thoáng những mái nhà sàn - Ảnh: Mai Danh Hảo

Từ Hòa Bình, theo hướng đi Mai Châu – Mộc Châu, qua thị trấn Mường Khến 1 đoạn, bạn hỏi đường đi Lũng Vân – Địch Giáo. Từ Địch Giáo nhìn theo hướng con đèo Dốc Mùn ngoằn ngoèo, dốc đứng lên những ngọn núi đang chìm trong biển mây. Ấy là Lũng Vân, với những bản Mường nhà sàn treo lưng chừng núi vây lấy lòng chảo mây ngàn.

 

Lũng Vân khi quang mây - Ảnh: langduchoang

 

Những thửa ruộng mạn non - Ảnh: vnphoto

Dù đường đi lối lại chẳng dễ dàng gì với đèo cao dốc ngược liên tiếp dài 13 km, nhưng Lũng Vân có sức lôi cuốn kỳ lạ từ làn mây mỏng tang cứ bay là là như chờn vờn người lữ khách. Không khí mát mẻ do được bao bọc bởi các ngọn núi lại càng khiến lớp mây mờ thêm hư ảo.

 

Lũng Vân có sức lôi cuốn kỳ lạ - Ảnh: Mai Danh Hảo

Người Mường ở Lũng Vân còn giữ được tập tục canh tác lúa trên ruộng bậc thang theo lối thủ công truyền thống. Do sống khá cách biệt nên trong canh tác lúa nương, người Mường nơi đây cũng khác với người Mường ở vùng thấp. Những thửa ruộng bậc thang phải đợi đến “nước trời”là mưa xuống mới bắt đầu canh tác. Vì thế, dù năng suất không cao nhưng hạt gạo Lũng Vân lại thơm ngon ít nơi nào sánh bằng.

Nhìn bản làng im lìm trong trong thung lũng - Ảnh: langduchoang

Thức dậy ở Lũng Vân vào buổi sáng sẽ thấy những áng mây chờn vờn khắp núi rừng làng bản, rồi khi mặt trời ló dạng, những tia nắng chọc thủng tầng mây ùa vào thung lũng, làm long lanh hơn những giọt sương đọng trên lá, ánh lên nét huyền ảo của ruộng bậc thang. Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh thơ tuyệt diệu giữa miền sơn cước.

Nắng sớm - Ảnh: Mai Nemessi

Ở Lũng Vân có một chợ duy nhất, nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ ba, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những nét đẹp văn hóa sắc văn hóa của dân tộc Mường. Đa số ở chợ là thuần hàng địa phương, từ vải vóc, thổ cẩm, đồ đan, tới rau cỏ, củ quả, hoa trái, chim thú rừng… Và gian hàng của những chiếc váy truyền thống đa phần là màu đen, đầu váy trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật khiến du khách không ngừng trầm trồ bởi sự tinh tế trong văn hóa người Mường.

Vẻ đẹp bình dị - Ảnh: Tuan Duc

Đặc biệt hơn ở chốn được ví như bồng lai tiên cảnh này, cuộc sống của người dân như trong một câu truyện cổ tích có thật khi chỉ hơn 400 nóc nhà mà có tới hàng chục cụ ông, cụ bà sống qua một thế kỷ mà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Có lẽ ở nơi xa chốn thị thành như thế này, người dân sống hiền hòa, không bon chen toan tính, họ chăm chỉ lao động nên có cuộc sống viên mãn tới cuối đời.

Nơi đây có những câu chuyện cổ tích có thật - Ảnh: Mai Nemessi

Những nếp nhà sàn - Ảnh: Redluna Tuấn

Đến Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau Tết đến tháng Tư hàng năm bởi đó là lúc có nhiều mây bao phủ nhất. Mây cứ lững lờ bao phủ từ chiều tối tới sáng sớm hôm sau và phải tới trưa bạn mới thấy trời quang hẳn. Đây cũng là thời điểm người Mường vào vụ cấy trên khắp các thửa ruộng bậc thang. Nếu không, hãy chọn thời điểm lúa chín vàng Lũng Vân, chắc chắn không hề thua kém kiệt tác ruộng bậc thang nào Việt Nam.

Lúa vàng Lũng Vân - Ảnh: toidi 

Cảnh vật làng quê thân thuộc - Ảnh: Redluna Tuấn

Từ Lũng Vân có qua Pù Luông, nhưng chỉ có thể đi bộ và hết khoảng 7 tiếng đồng hồ. Ngoài ra thăm quan khu bảo tồn Ngọc Sơn – Ngổ Luông hoang sơ hay ghé Mai Châu cũng là lựa chọn không tồi khi kết hợp với chuyến đi Lũng Vân.

Vượt đèo tới Lũng Vân - Ảnh: Mai Danh Hảo

Người Mường Lũng Vân rất chào đón du khách tới thăm quan, nghỉ đêm tại nhà sàn, cùng tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng hay làm những công việc hàng ngày để hiểu thêm về bản sắc vùng miền nơi đây. Bạn còn có thể leo núi, tắm suối cô Tiên, đi chợ phiên họp thứ Ba hàng tuần hay cũng bạn bè cắm trại, làm tiệc BBQ ở chốn rừng núi mây bay này.

Những chuyến đi cùng bạn bè - Ảnh: Mai Danh Hảo

Và bữa tiệc nướng giữa ngàn mây - Ảnh: Mai Danh Hảo


Tuy thưa thớt bóng người nhưng không vì thế mà Lũng Vân tạo cảm giác hoang vắng, đìu hiu. Ngược lại, ta chỉ cảm thấy vô cùng yên bình, ngắm những nếp nhà im lìm, gió nhẹ đưa lay động lá cành, ngắm mây vờn thung lũng, ruộng bậc thang vàng nắng khiến ta càng thêm yêu mảnh đất nhỏ bé này.




Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social