Cuộc sống tách biệt thế giới văn minh của người Tây Tạng tại dãy Himalaya

Cuộc sống của những người Tây Tạng tại cao nguyên Chang Tang trên dãy núi Himalaya là một bức tranh về thế giới hoàn toàn khác biệt. Nơi đây khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn đủ thứ, không tiếp xúc với bất kỳ công nghệ hiện đại nào… thế nhưng bằng một cách phi thường nào đó, những người dân tại đây vẫn bám trụ và sống một cuộc sống của riêng mình.

Cuộc sống của những người Tây Tạng tại cao nguyên Chang Tang trên dãy núi Himalaya là một bức tranh về thế giới hoàn toàn khác biệt. Nơi đây khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn đủ thứ, không tiếp xúc với bất kỳ công nghệ hiện đại nào… thế nhưng bằng một cách phi thường nào đó, những người dân tại đây vẫn bám trụ và sống một cuộc sống của riêng mình.

Nhiếp ảnh gia người Anh – Cat Vinton đã có 2 tháng trải nghiệm và tìm hiểu cuộc sống của những người dân tại các bộ tộc du mục ở cao nguyên Chang Tam, nằm ở biên giới Tây Tạng và Ấn Độ, trên dãy núi Himalaya. Sau cuộc gặp gỡ với một người phụ nữ Tây Tạng tên là Tashi, Tashi đã đồng ý giúp Vintom bắt đầu hành trình khám phá của cô.

Cuộc sống của người Tây Tạng tại cao nguyên Chang Tang trong điều kiện khắc nghiệt và thiếu thốn.

Sau sự xâm lược của Trung Quốc vào năm 1959, người Tây Tạng đã bất chấp nguy hiểm để đến vùng cao nguyên Chang Tang xa xôi. Tại đây, họ sống như những người tị nạn với đủ những thiếu thốn trên các ngọn núi, gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, hoạt động liên kết duy nhất có lẽ là việc buôn bán các sản phẩm từ chăn nuôi.

Cuộc sống của những bộ lạc cũng khá đơn giản, họ tập trung ngủ trong lều và sống nhờ đất. Đàn gia súc là nguồn sống duy nhất để nuôi sống toàn bộ người dân tại đây. Chính vì vậy mà những cư dân của cao nguyên Chang Tang dành tất cả thời gian của mình để chăn nuôi đàn gia súc trong điều kiện sống khắc nghiệt trong các núi tuyết.

Người dân dành phần lớn thời gian để tìm kiếm nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong các núi tuyết.

Những người dân ở Chang Tang không cần đến tiền mà họ chủ yếu trao đổi hàng hóa với chính phủ Ấn Độ. Ấn Độ hiện đang độc quyền mặt hàng len dệt thủ công từ lông dê của người dân tại đây nhưng lại trả cho họ một cái giá rất thấp.

Người dân làm các sản phẩm len từ lông dể để trao đổi hàng hóa với chính phủ Ấn Độ.

Điều đáng ngạc nhiên khi nhiếp ảnh gia Vintom khám phá ra rằng phương tiện hiện đại nhất của những người Tây Tạng tại đây chỉ là chiếc máy khâu Usha cũ. Họ cũng không có các phương tiện thông tin liên lạc mà chỉ chủ yếu dựa vào truyền miệng tin tức.

Một văn hóa cũng hết sức đặc biệt khác là phụ nữ Tây Tạng có thể có nhiều hơn một người chồng. Một người chồng thường ở nhà để giúp đỡ vợ trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi người chồng khác thì thường xuyên phải đi xa, lo chăn nuôi các đàn gia súc.

Các bữa ăn hàng ngày của người dân tại đây gồm thịt dê, mỡ dê, momos (bánh bao Tây Tạng), trà Tây Tạng và rất nhiều tsampa (hoa lúa mạch khô).

Cuộc sống bấp bênh và thu nhập ít ỏi khiến nhiều người Tây Tạng tại Chang Tang thậm chí còn không thể gửi con cái đi học tại trường ở những khu vực gần đó.

Niềm tin và ý chí kiên cường giúp người Tây Tạng tại Chang Tang vượt qua mọi khó khăn.

Trong điều kiện mà mọi thứ thiếu thốn, cuộc sống khó khăn với tương lại mờ mịt, có lẽ điều duy nhất giúp những người Tây Tạng ở Chang Tang tiếp tục sống chính là sự kiên cường và ý chí. Các gia đình Tây Tạng vô cùng tin vào Phật giáo, họ thường tụng kinh cầu nguyện trong ánh sáng mặt trời vào buổi sớm. Có lẽ chính niềm tin lớn lao này đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục sống, một cuộc sống tự do với những niềm hạnh phúc giản dị.

Cùng chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh chân thực của người Tây Tạng tại cao nguyên Chang Tang:

Từ khi khi sinh ra, cậu bé Jimmai này đã phải chịu đựng rất nhiều những thiếu thốn vật chất.

Gia đình ông Gaysto với vợ Yangyen, con gái Sonam và con trai Karma.

56 năm trước, ông Gaysto khi đó chỉ là một cậu bé 7 tuổi, đã trốn chạy nhiều tuần liền khỏi sự đàn áp của Trung Quốc để tới vùng núi Himalaya này.

Sonam (12 tuổi), cũng như những người dân Tây Tạng tại đây, vô cùng yêu quý các con vật nuôi dê và cừu của họ. Sonam hát cho chúng nghe và thậm chí sẵn sàng vượt qua nhiều ngọn núi để tìm kiếm đồng cỏ mới cho chúng.

Khoảnh khắc ấm áp của 2 mẹ con cậu bé Karma.

Các bộ tộc du mục di cư theo mùa, năm sau họ sẽ lại trở lại đây.

Những bức ảnh của Vinton như là ghi chép quan trọng về đời sống người Tây Tạng tại dãy Himalaya.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social