Đà Lạt sự nồng hậu từ mảnh đất đến con người

Từ bao đời nay, người dân Đà Lạt sống giữa núi rừng, thiên nhiên hòa quyện với con người. Nhịp sống chậm rãi, như một dòng nước chảy nhẹ nhàng uốn lượn quanh rừng núi. Có lẽ, vì thế mà tạo nên tính cách cho người dân nơi đây, những tính cách mang đậm Đà Lạt, rất riêng của Đà Lạt.


Sống trong một môi trường với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, tĩnh lặng và bình yên, những cuộc chiến tranh đã đi qua hầu như chỉ là tiếng vọng từ xa, không hề ảnh hưởng trực tiếp và làm xáo động đến cuộc sống nơi đây. Chính vì thể người Đà Lạt đã quen sống với cuộc sống thanh bình, không bon chen mới cuộc sống xô bồ tạo nên tính cách của người Đà Lạt hiền lành, thật thà, sớm thích nghi và hòa nhập với môi trường sống.

Khí hậu xanh trong nơi đây dường như cũng góp phần hình thành nên tính cách và vẻ đẹp của người con Đà Lạt. Nồng hậu và mến khách là những điều có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Trong chuyến đi của mình, bạn có thể dừng lại ở bất cứ nơi đâu nếu muốn hỏi đường, người dân nơi đây sẽ hướng dẫn bạn rất nhiệt tình, thiếu điều tự dẫn bạn đến nơi.


Người Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm bản sắc văn hóa và đời sống tinh thần phương Ðông lại sớm tiếp văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại đã hiện diện trong phong cách của người dân Đà Lạt. Từ đó phát triển những thú tiêu khiển tinh thần thanh cao như thú trồng hoa, chơi cây cảnh, chơi lan. rất phong phú và đa dạng.

Người Đà Lạt luôn cần cù chịu khó học hỏi, họ luôn tìm tòi say mê nghiên cứu ra những giá trị giúp ích cho cuộc sống con người. Ví dụ như: Nghệ nhân Mười Lời , người đã lai tạo thành công giống Đào Đà Lạt và Đào Nhật Tân, hay biệt thự Hằng Nga mà còn được gọi bằng tên khác là crazy house. Cũng bởi lẽ , chắc do những thiết kế từ lạ từ hành lang cho đến nội thất bên trong. Cô vấp phải sự phản đói quyết liệt của hội kiến trúc lúc bấy giờ, và cuối cùng phải bí mật đưa bản thiết kế lên sở Xây dựng. Và phải sau 6 lần thì cuối cùng được chấp nhận và thu hút đông đảo khách nước ngoài, và được công nhận là nơi có kiến trúc lạ nhất thế giới.

Trong những năm 60, Đà Lạt từng là một trung tâm giao lưu nghệ thuật quan trọng. Nó đã từng chứng kiến cuộc sống ẩn dật, vui thú điền viên của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ về đây tìm sự yên ổn của tâm hồn và cảm hứng sáng tạo.

Bến xe và nơi họp chợ là hai điểm nóng phản ánh tập trung và cao độ nhất phong cách sống của cư dân một địa phương. Tuy còn nhiều điều phải bàn thêm về đặc điểm và cách thức sinh hoạt, phục vụ của hai điểm nóng đó, nhưng ai cũng thừa nhận rằng bến xe Đà Lạt yên tĩnh, trật tự, tiểu thương chợ Đà Lạt luôn luôn có thái độ nhã nhặn, vui vẻ với khách hàng.


Đà Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ lại có nguồn sống từ khách, nên mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành lẽ sống. Nét đẹp này rất dễ thấy ở các chị bán hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ như xe thồ, khuân vác, nhân viên nhà trọ... không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Những người dân Đà Lạt có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.

“Thực ra con người Đà Lạt không ôm nặng cái nỗi niềm hoài cổ, thê lương, quyến luyến quá khứ, như trí thức kinh thành Thăng Long; cũng không hệ lụy những thứ kiểu cách khép kín, cổ tục, như các nàng thiếu nữ ẩn mình trong kinh thành Huế; lại càng không có những lối sống ồn ào, náo nhiệt, lan vào mưa gió cuộc đời, như con người Sài Gòn; hay chan hòa sức sống khỏe khoắn, tươi vui của miền Thùy dương cát trắng; hay nói cho đúng ra, Đà Lạt là sự tổng hợp thật khéo léo tài ba, nhuần nhuyễn của bao nhiêu là chất liệu, trên khắp nẻo đường đất nước thân thương.” - Nhận xét của Kiêm Thêm.

Rời khỏi quê hương bản quán để đến với cùng đất sơn nguyên hoang vắng này lập nghiệp, những người dân Đà Lạt đầu tiên khai phá vùng đất này hơn ai hết luôn mong muốn tiếp nhận thêm nhiều đồng bào của mình từ mọi miền đất nước đến để cùng khai phá, lập nên làng ấp để ngày càng đông vui, xóa đi nổi cô đơn của những người con xa xứ, tiếp sức cho nhau để cùng khai phá đất hoang, làm chủ thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Đây là tiền đề cũng như cơ sở để tạo nên sự đồng tâm, hợp lực giữa những nhóm di cư từ nhiều vùng miền khác nhau đến đây, cũng là lý do giải thích vì sao người Đà Lạt tuy khác nhau về phong tục, tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng nhưng vẫn không hề có định kiến và phân biệt đối xử, tất cả đều sống đoàn kết, gắn bó với nhau như tình quê hương ruột thịt.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social