Ghé thăm các địa danh mang dấu ấn kiến trúc kinh điển của nhân loại

Qua bao biến đổi của thời cuộc, những công trình kì vĩ mang phong cách kiến trúc kinh điển Gothique, Byzantine, Roman... vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay

Trải qua bao vật đổi sao dời và biến đổi của thời cuộc, những công trình kì vĩ mang phong cách kiến trúc kinh điển như Gothic, Byzantine, Roman… vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, như minh chứng cho sự tài hoa và khối óc sáng tạo vĩ đại của nhân loại. 

1. KIẾN TRÚC ROMAN

Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc kinh điển của các vùng Trung và Tây Âu. Kiến trúc Roman ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha… Phong cách Roman thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo của Roman.

Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.

Các tu viện, nhà thờ, thánh đường uy linh ở châu Âu phần lớn đều mang phong cách kiến trúc Roman tuyệt đẹp, như nhà thờ Saint-Sernin, nhà thờ Saint Étienne, tòa tháp nghiêng Pisa hay nhà thờ Đức Bà Sài Gòn…

Cùng chiêm ngưỡng một số địa danh nổi tiếng mang phong cách kiến trúc Roman:

Nhà thờ Saint-Sernin

Nhà thờ Saint Étienne

Tòa tháp nghiêng Pisa

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

2. KIẾN TRÚC GOTHIC

Ra đời sau kiến trúc Roman, kiến trúc Gothic bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ từ những năm 1200 ở Tây Âu. Roman và Gothic là hai phong cách kiến trúc Trung Cổ.

Phong cách kiến trúc kinh điển này là sáng tạo độc đáo của người Pháp, không sao chép nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp. Phong cách kiến trúc Gothic thiên về mái vòm nhọn, thiết kế nhiều ô cửa sổ. Với phong cách này, các công trình tuy rất đồ sộ nhưng nhiều chi tiết tinh xảo: Cửa sổ trang trí chú trọng đến hướng tâm kiểu hoa hồng hoặc cung “quai giỏ”, chạm nhiều nhánh lá như ngọn lửa.

Cho đến nay, nhiều công trình kỳ vĩ trên thế giới theo phong cách Gothic đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Tu viện Westminster, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Chartres, Quần thể lâu đài Mir…

Bên trong tu viện Westminster

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Chartres

Quần thể lâu đài Mir

3.  KIẾN TRÚC BYZANTINE

Kiến trúc Byzantine xuất hiện từ thế kỷ 4 đến 15 tại thủ đô của đế quốc Đông La Mã (còn gọi là đế quốc Byzantine).

Kiến trúc Byzantine với những thiết kế đặc biệt như các mái vòm có đường kính lớn, các vòm cuốn gạch…được cấu tạo mạch lạc, cân bằng và logic. Điểm đặc biệt trong phong cách kiến trúc kinh điển này là các vòm buồm lớn được thiết kế như ô kính cửa sổ sao cho ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao chiếu xuống không gian rộng lớn bên trong, khiến nội thất trở nên lung linh hơn.

Kiến trúc Byzantine có rất nhiều công trình nổi tiếng, tiêu biểu như thánh đường xanh Sultan Ahmed, thánh đường Hagia Sophia,  thánh đường Palatina…

Bên trong thánh đường xanh Sultan Ahmed

Thánh đường Hagia Sophia

Bên trong thánh đường Palatina

4. KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG

Kiến trúc thời Phục Hưng (kéo dài từ thế kỷ 14 đến 17 ở châu Âu) khởi nguồn từ Italia, mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo. Rất nhiều công trình vô giá của các thiên tài thời Phục Hưng đã xây dựng và phát triển nên phong cách kiến trúc trong điêu khắc, xây dựng tuyệt đỉnh cho nhân loại.

Kiến trúc Phục Hưng là sự kết hợp hài hòa của các nguyên tắc toán học, vật lý học liên quan đến sự tổ hợp, tính quy luật và sự ổn đinh. Những đặc điểm chỉnh mang nét riêng của phong cách Phục Hưng là: Sử dụng các thành phần cổ điển trong sáng tác (chẳng han như đề tài xoay quanh tôn giáo), các hình thức vòm oval đồ sộ mang hơi thở của Baroque, những công trình rất đồ sộ và đa dạng. Thời đại này cũng đã sản sinh ra các kiến trúc sư, danh họa kiệt xuất, phải kể đến là Leonardo da Vinci, Raphael và Michelangelo…

Phong cách kiến trúc này thể hiện mạnh mẽ trong các tác phẩm kiến trúc kinh điển thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Đền thờ Pazzi, lâu đài Chenonceau, quảng trường Capitole…

Đền thờ Pazzi

Quảng trường Capitole

Lâu đài Chenonceau

5. KIẾN TRÚC BAROQUE

Kiến trúc Baroque (Ba-rốc) xuất hiện ở Ý vào cuối thế kỷ 17. Kiến trúc Baroque lấy cảm hứng của kiến trúc Phục Hưng nhưng theo một phong cách mới, mang tính hùng biện và có tính sân khấu.

Baroque thường được áp dụng trong kiến trúc xây dựng nhà thờ để thể hiện sức mạnh và tính chuyên quyền. Hình oval là hình chủ đạo của lối kiến trúc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và cầu kỳ này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn của những dãy tường dài đến cái góc nhỏ khuất cao trên trần.

Kiến trúc Baroque tạo ra những không gian phức tạp và những luồng ánh sáng kỳ bí được chiếu khắp nơi mà người ta không thể nào tìm ra được điểm xuất phát của ánh sáng đó. Ngoài ra, người ta còn nhận biết được kiểu kiến trúc này thông qua các thức cột có kích thước lớn và thường chồng cao hai tầng, cửa sổ lớn hình chữ nhật, một cửa bé hơn hình tròn, nửa tròn hay hình oval.

Các tác phẩm in đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc kinh điển này là những cung điện, nhà thờ nguy nga tráng lệ, thể hiện qua các công trình như Quảng trường Thánh Peter, cung điện Versailles, điện Invalides, cung điện Mùa đông (St Petersburg).

Bên trong cung điện Versailles

Cung điện Mùa đông

Bên trong quảng trường Thánh Peter

Điện Invalides

Ngoài 5 phong cách kiến trúc kinh điển trên, nhiều công trình tuyệt mỹ trên thế giới còn theo các phong cách kiến trúc Moroc, kiến trúc nghệ thuật Art Nouveau, kiến trúc nghệ thuật Art Deco, kiến trúc Hy Lạp cổ, kiến trúc Rococo, kiến trúc hiện đại, tân cổ điện, hậu hiện đại, kiến trúc Nga, kiến trúc Phật giáo….



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social