Kayan – Bộ lạc cổ dài ở miền tây Myanmar

Anh chàng 28 tuổi Dmytro Ghilitukha đã bỏ công việc chính của mình là một giảng viên đại học ở Ukraine cách đây 6 tháng, để bắt đầu cuộc sống của một nhiếp ảnh gia du lịch. 

Anh chàng 28 tuổi Dmytro Ghilitukha đã bỏ công việc chính của mình là một giảng viên đại học ở Ukraine cách đây 6 tháng, để bắt đầu cuộc sống của một nhiếp ảnh gia du lịch. Những bức ảnh cận cảnh về phụ nữ bộ lạc Kayan với chiếc cổ đeo hàng chục chiếc vòng đồng nặng trịch chồng lên nhau và đời sống sinh hoạt của bộ lạc này đã được Ghilitukha ghi lại vào tháng 5/2016.

Bộ lạc ít người Kayan là một bộ lạc sống trong làng Pan Pet, bang Kayah, Myanmar được biết đến với tục lệ lạ lùng: đeo vòng đồng lên cổ cho đến khi sở hữu chiếc cổ dài ngoằng. Họ đeo vòng cho các bé gái từ năm chúng lên 5, và tăng dần số lượng vòng cho đến khi trưởng thành, mỗi phụ nữ Kayan đeo trên cổ khoảng hơn 20 chiếc vòng xếp chồng lên nhau có trọng lượng cỡ khoảng 10kg.

Từ truyền thuyết đeo vòng cho bé gái tránh bị hổ cắn, ngày nay, chiếc cổ dài lại trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Kayan.

Thực tế, cổ của họ không hề dài ra, mà dưới sức nặng của bộ vòng trong nhiều năm, xương vai, xương sườn của họ biến dạng, ép lồng ngực lại và khiến cho người khác trông thấy chiếc cổ có vẻ dài hơn.

Làng Pan Pet trước đây hoàn toàn khép kín với thế giới bên ngoài. Họ mới chỉ mở cửa cho du khách trong hai năm trở lại đây, từ 2014.

Nhiếp ảnh gia Ghilitukha cho biết, mặc dù có lời đồn đại rằng nếu bỏ bộ vòng ra thì xương cổ của họ sẽ bị gẫy vì quá yếu nhưng điều đó là không đúng. “Chúng tôi đã thấy một phụ nữ bỏ bộ vòng ra và bà ấy thấy không sao cả. Sau ba tuần thì chiếc cổ trở lại như bình thường,” anh nói. “Chiếc vòng thể hiện vẻ đẹp và địa vị xã hội của phụ nữ ở đây.”

Anh cũng thấy rất kinh ngạc khi bộ lạc này còn giữ nguyên được truyền thống lâu đời của mình, mặc dù phần lớn họ chỉ nghe theo người đi trước chứ không biết nguồn gốc sâu xa của nó, trong khi rất nhiều các vùng dân tộc thiểu số của Myanmar đã bị đời sống hiện đại xâm nhập và biến đổi, kể cả chuẩn mực về cái đẹp.

“Chẳng có hướng dẫn du lịch nào đưa bạn tới Pan Pet,” anh cho biết. “Điều bạn nên làm nếu muốn mục sở thị cuộc sống của bộ lạc Kayan là hãy tìm tới một hướng dẫn viên địa phương, người biết đường đi và có thể phiên dịch cho bạn giúp bạn nói chuyện với người dân ở Pan Pet.”

Về trải nghiệm riêng của mình, Ghilitukha cảm thấy rất thích thú khi được chứng kiến đời sống của người bản địa.

“Ngôi làng nông thôn này rất khác biệt,” anh nói. “Trẻ em chạy quanh nô đùa trong làng với quần áo may thủ công đầy màu sắc. Người dân rất thân thiện, nồng ấm, và sẵn sàng nói chuyện nếu bạn có phiên dịch. Chúng tôi được chứng kiến họ nghiền bọ cánh cứng ra ăn, có vẻ rất ngon lành. Và một người phụ nữ lớn tuổi chơi đàn guitar 3 dây làm bằng tay khiến cho không khí tràn đầy âm nhạc.”

Không chỉ có những người phụ nữ “hươu cao cổ”, mà Pan Pet còn có một nền văn hóa thú vị, như Ghilitukha cảm nhận. Bỏ công việc một giảng viên đại học để dành toàn bộ thời gian cho nhiếp ảnh du lịch, Dmytro Ghilitukha và bạn đồng hành Nina Lischuk đi hết nơi này tới nơi khác để trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau và chụp những bức ảnh du lịch đẹp và lạ nhất có thể.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social