Khai thác muối ở “Cổng địa ngục” nóng nhất thế giới

 “Cổng địa ngục” Danakil Depression ở Ethiopia là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Người dân địa phương thường thức dây từ rất sớm tới đây để khai thác muối. Những hình ảnh cuộc sống chân thực ấy đã được nhiếp ảnh gia Massimo Rumi tái hiện lại ấn tượng.

 “Cổng địa ngục” Danakil Depression ở Ethiopia là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Người dân địa phương thường thức dây từ rất sớm tới đây để khai thác muối. Những hình ảnh cuộc sống chân thực ấy đã được nhiếp ảnh gia Massimo Rumi tái hiện lại ấn tượng.

Danakil Depression là vùng đất có nhiều núi lửa hoạt động.
Làng Hamad Ale (ảnh) là nơi cư ngụ của những thợ mỏ muối. Họ thường đổi muối lấy thực phẩm, nước và những hàng hóa thiết yếu khác trong môi trường sống khắc nghiệt này.
Lưu huỳnh và muối tạo ra một cảnh đẹp tự nhiên hiếm thấy ở vùng đất này nhiều thế kỷ qua.
Nhiệt độ ở “cổng địa ngục” Danakil Depression rất cao, thường từ 50 đến 60 độ C, kể cả vào buổi sáng.
“Họ bắt đầu công việc từ rất sớm, trước khi nhiệt độ quá cao”, nhiếp ảnh gia người Italy cho hay.
Người dân bộ lạc Afar đã làm công việc này trong nhiều thế kỷ.
Họ thường sử dụng công cụ thô sơ để lấy những tảng muối đem bán.
Một số công nhân đeo găng tay khi đào muối.
Những tảng muối lớn được cắt gọn thành hình viên gạch. “Gạch muối” sẽ được chất lên lưng lạc đà.
Những chú lạc đà chở đầy “vàng trắng” chuẩn bị tới thị trấn Berhale. Hành trình sẽ kéo dài khoảng 3 ngày.
Lạc đà là phương tiện vận chuyển lý tưởng của người dân nơi đây. Chúng có thể di chuyển trong nhiều ngày mà không cần uống nước.
Đôi khi, những chú lừa cũng được sử dụng để vận chuyển muối. Tuy nhiên, chúng không thể chở nhiều hàng hóa được như lạc đà cũng như khả năng chịu nóng kém hơn.
Nhiều núi lửa đang hoạt động tại “hỏa lò” Danakil Depression.


Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social