Săn ảnh sếu cổ đen quý hiếm ở thung lũng sông băng Phobjikha

Đến du lịch Bhutan vào mùa đông, nếu may mắn bạn sẽ được ngắm hàng trăm chim sếu cổ đen từ Tây Tạng di cư vượt dãy Himalaya để trú đông ở Phobjikha.

Cứ đến mùa đông, hàng trăm chim sếu cổ đen từ Tây Tạng lại di cư vượt dãy núi tuyết Himalaya để trú đông và kiếm ăn bên thung lũng sông băng Phobjikha (Bhutan).

Du lịch Bhutan: Săn ảnh sếu cổ đen quý hiếm ở thung lũng sông băng Phobjikha

Thung lũng sông băng Phobjikha có diện tích khoảng 163 km2, thuộc Wangdue Phodrang (Bhutan) nằm ở cao độ cao 3.000 m so với mực nước biển, được bao bọc quanh các dãy núi tuyết cao ngất.

Mùa hè, cả thung lũng là những đồng cỏ xanh mướt, nhưng khi mùa đông đến, thực vật không phát triển, cả vùng phủ một màu vàng đất. Lúc này lại là mùa hàng trăm chim sếu cổ đen ở Tây Tạng bay về để tránh đông và kiếm ăn.

Chị Hà Wangchen, người Việt Nam duy nhất sống ở thủ đô Thimphu chia sẻ chỉ có mùa đông, loại sếu quý hiếm này mới bay về đây trú, số lượng khoảng hơn 300 con.

Karma T Wangdi, người hướng dẫn địa phương nhiều kinh nghiệm dẫn phóng viên đi tìm sếu.

Dân làng chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt. Họ tự dựng nhà cửa bằng gỗ đốn trên rừng. Ông Demba vác khúc gỗ khổng lồ nặng khoảng 120 kg trên lưng để gùi về làng.

Nghe tiếng chim kêu, bằng kinh nghiệm của mình, Karma đưa khách men theo dòng suối để tìm loài chim quý.

Những chú sếu đầu tiên đã xuất hiện trong tầm mắt. Loài sếu này có chiều cao 1,8 m, rất khó tiếp cận chúng trên đồng rộng. Thấy động từ xa, chúng đã bay mất.

Khoảng cách có thể tiếp cận gần nhất lúc này là 100 m.

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Sáng hôm sau, chúng tôi cố gắng vượt qua cái lạnh 0 độ để đi tìm sếu. Mặt đất phủ đầy băng giá và rét buốt. Sau một hồi lang thang, đoàn may mắn gặp một gia đình sếu bên kia dòng suối,

Khoảng cách quá xa và không có bụi rậm che chắn nên dù “mai phục” đến trưa, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận.

Một bầy sếu đang kiếm ăn sau hàng rào đá.

Chúng cất tiếng gọi bầy vang vọng một vùng.

Hướng dẫn viên cho biết, thường sau khi khảo sát thấy khu vực an toàn, sếu cổ đen sẽ gọi bầy tới ăn.

Những vũ điệp tuyệt đẹp của loài sếu cổ đen quý hiếm.

Chúng bắt đầu đùa giỡn khi cảm thấy an toàn.

Một người bạn ở Bhutan cho biết: “Ở đất nước chúng tôi, được ngắm sếu múa là điều may mắn và được ban phước lành”.

Tạm biệt ngôi làng Phobjikha tuyệt đẹp cùng sự thân thiện và ấm áp của người dân, nhóm săn sếu hứa với lòng phải quay trở lại vào một ngày không xa.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social