Thăm địa ngục trần gian tại Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian khét tiếng nay đã trở thành điểm đến tham quan của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị ở di tích lịch sử này nhé!

Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian khét tiếng nay đã trở thành điểm đến tham quan của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị ở di tích lịch sử này nhé!

Khu di tích Hỏa Lò tọa lạc ngay vị trí trung tâm Hà Nội, thuộc vào khuôn viên của Hà Nội 36 phố phường, tại số 1, phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm. Với lịch sử gần 120 năm, nơi đây nay đã trở thành khu di tích tham quan thu hút rất đông các khách du lịch trong và ngoài nước.

Khu di tích Hỏa Lò tọa lạc ngay vị trí trung tâm Hà Nội.

Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò được mở cửa vào các ngày trong tuần trừ ngày thứ 2; buổi sáng từ 8h đến 11h30, buổi chiều  từ 1h30 đến 4h30.

Được thực dân Pháp cho xây dựng năm 1896 nhằm giam giữ những người Việt yêu nước, đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. Nhà tù trước kia vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ) – là làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò.

Kiến trúc nhà tù được xây dựng vô cùng kiên cố cùng với những bộ máy tra tấn độc ác nhất. Bên cạnh nhà tù là tòa đại hình và sở mật thám, tạo thành thế chân kiềng, sẵn sàng đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Hoả Lò là công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương, đến con kiến cũng khó lòng qua nổi.

Riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang.

Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam.

Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m.
Những mép tường rào kín đặc mảnh chai mảnh sành với lưới điện chằng chịt khiến bất cứ phạm nhân nào cũng phải khiếp sợ khi nghĩ đến việc vượt ngục.

Riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang. Các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí và những tên cai ngục khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.

Nhà tù Hỏa Lò thực sự là địa ngục trần gian. Ngay từ khi chưa hoàn thành, tháng 1/1899, nhà tù đã đảm nhận việc giam người. Theo thiết kế ban đầu, Hỏa Lò chỉ đủ giam 500 tù nhân, nhưng nó đã nhiều lần được mở rộng để có thêm chỗ giam giữ tù nhân. Những năm 1950- 1953, Hỏa Lò giam cầm tới 2.000 người tù.

Nơi được coi là “địa ngục của địa ngục” là CaChot – một trong những nơi đáng sợ nhất. Phòng giam thì tối tăm, chật hẹp, không một chút ánh sáng. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm chân trong đêm.

Người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm chân trong đêm.

Hay khu xà lim cũng là một nơi khủng khiếp không kém CaChot. Không những bị giam giữ trong ngục tối, hôi hám mà người chiến sỹ còn bị tra tấn về tinh thần.

Đây là một trong những nơi sử dụng máy chém như thời Trung cổ. Những tử tù sau khi bị chém đầu thì đầu của họ sẽ bị bêu ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (khu vực đài phun nước cạnh Hồ Hoàn Kiếm ngày nay). Bất cứ ai nhìn thấy vật dụng này phải nói là đều kinh sợ.

Đây là chiếc máy chém thời trung cổ, được thiết kế bởi 2 cột trụ gỗ cao 4m với lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt. Phía dưới có một xà ngang khác và giá hẹp để tử tội đặt đầu vào.

Ngày nay khi đến với khu di tích này bạn sẽ được thấy những cảnh tượng được xây dựng lại để thấy được sự tàn ác, dã man của bọn cai ngục với quân dân ta.

Cảnh tra tấn tàn ác của thực dân Pháp đối với những người làm cách mạng. (Ảnh vẽ được treo trong khu di tích nhà tù Hỏa Lò).

Ngày nay, khu di tích này đã trở thành chứng nhân lịch sử, ghi dấu những chiến tích hùng vĩ của các chiến binh cách mạng của ta lừng danh một thời. Đây đã trở thành chiếc nôi rèn luyện, nuôi dưỡng sự trưởng thành của nhiều nhà cách mạng lớn như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hoàng Tôn, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn… Nhiều người bị giam cầm nhưng vẫn tìm cách vượt ngục để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Hiện nay, mỗi năm, di tích nhà tù Hỏa Lò đón hơn ngàn lượt khách tham quan mỗi năm, trong đó đều là những khách tham quan nước ngoài muốn quay trở lại Việt Nam. Một số người Việt Nam tới đây vì muốn tìm hiểu ý nghĩa và những gian khó của cuộc chiến đấu xưa kia của cha ông ta.

Ảnh: Sưu tầm



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social