Trekking Lảo Thẩn, Y Tý dịp Tết Dương lịch

Nằm trên độ cao 2.826m, đỉnh Lảo Thẩn được xem như nóc nhà của Y Tý, thuộc địa phận xã Phìn Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Nằm trên độ cao 2.826m, đỉnh Lảo Thẩn được xem như nóc nhà của Y Tý, thuộc địa phận xã Phìn Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Lảo Thẩn là cái tên phổ biến nhất mà dân địa phương ở đây thường gọi khi nhắc tới đỉnh núi nhọn hoắt vươn mình sừng sững giữa mây trời. Ngoài ra có người còn gọi là Nhìu Cồ San bố (phân biệt với đỉnh Nhìu Cồ San mẹ ở hướng đối diện) hay người Mông gọi nó là Hâu Pông San.

Với địa hình nhiều đồi cỏ, nương rừng cháy, thưa và nhiều bụi nhỏ nên núi Lảo Thẩn thích hợp cho trekking. Đây được xem là địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai đam mê mạo hiểm, trải nghiệm dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch sắp tới.

Dưới đây là một số kinh nghiệm trekking núi Lảo Thần, Y Tý:

Chuẩn bị

Lều trại, thảm cách nhiệt và túi ngủ ấm tính đủ theo số người.

Quần áo cá nhân, găng tay, mũ nón, khăn đầy đủ, nhất là với điều kiện giá lạnh mùa đông.

Áo mưa, bọc đồ balo và đèn pin cá nhân.

Đồ y tế, các loại thuốc cơ bản, miếng dán nhiệt…

Ăn uống

Bữa sáng nên mang mì gói, sớm dậy đun nước và ăn với xúc xích hoặc thịt từ bữa tối hôm trước.

Bữa trưa nên ăn đồ nhanh như lương khô, cơm nắm muối vừng hoặc bánh trái để tiết kiệm thời gian.

Bữa tối là bữa chính cần ăn uống đồ nóng. Chọn điểm nghỉ gần suối để tiện vệ sinh và bếp núc. Khoai, bắp cải và củ quả khó dập, thịt lợn, thịt bò nhiều đạm được ưu tiên mang theo chế biến.

Đừng quên các loại gia vị, tuy nhỏ nhưng sẽ làm bữa ăn ngon và thú vị hơn rất nhiều.

Nồi, xoong chảo có thể hỏi mượn porter (người bản địa dẫn đường) mang từ bản. Bát, cốc, đũa nên dùng loại một lần, có thể tiêu hủy ngay sau khi sử dụng.

Địa hình núi Lảo Thẩn

Đường leo núi không quá phức tạp, chủ yếu qua đồi cỏ, nương rừng thấp nên cần trang bị mũ nón tránh nắng gắt.

Đường lên đỉnh toàn cây bụi, cây gai nên khó di chuyển và gió rất mạnh.

Điểm nghỉ là bãi đất trống bên cạnh hang đá của một vợ chồng người Mông. Hang đá chỉ ngủ được tầm 4 người. Điểm lấy nước cách hang đá nửa giờ leo rừng, mùa hanh khô nước ít, chính vì thế cần chủ động mang nhiều nước uống theo.

Đường đi đoạn lên điểm nghỉ có lối mòn nhưng nhiều lối rẽ nên cần thuê porter. Họ là những người dân bản địa, thông thạo địa hình sẽ dẫn đường và phụ giúp mang đồ.

Bạn có thể tham khảo lịch trình chinh phục nóc nhà Y Tý dưới đây: (3 ngày 2 đêm)

Hà Nội – Sapa.

21h00 lên xe tại bến Mỹ Đình, xe giường nằm đi Sapa.

Ngày 1: Sapa – Ô Quý Hồ – Mường Hum (44km) – Y Tý (40km). Tổng 84km

Nghỉ tại Y Tý, săn hoàng hôn và bình minh Ngải Thầu

Ngày 2: Y Tý – Chung Chải (4km) – Trang tại rau tại Phìn Hồ – Leo núi

Ngày 3: Lên đỉnh Lảo Thẩn, xuống núi – Mường Hum – Ô Quý Hồ – Sapa – lên xe về HN

Lịch trình tư vấn:

Ngày 1: Sapa – Ô Quý Hồ – Mường Hum (44km) – Y Tý (40km) – Chung Chải (5km) – Trang tại rau tại Phìn Hồ – Leo núi nghỉ hang đá.

Ngày 2: Lên đỉnh Lảo Thẩn, xuống núi – Mường Hum – Ô Quý Hồ – Sapa – Lên xe về HN.

Lưu ý:

– Đường leo núi cơ bản không quá phức tạp, chỉ mất 5-6 tiếng tới điểm nghỉ, từ điểm nghỉ thêm chừng 1 giờ tới đỉnh sẽ vất hơn. Cố gắng lên đỉnh cả lúc sáng sớm và chiều tối để ngắm bình minh và hoàng hôn.

– Điểm nghỉ là bãi đất trống bên cạnh hang đá của 1 vợ chồng người Mông. Hang đá chỉ ngủ được tầm 4 người. Điểm lấy nước cách hang đá nửa giờ leo rừng, mùa này nước cực ít chính vì thế cần chủ động mang nhiều nước theo.

– Nên mua đồ và chuẩn bị các thứ từ Hà Nội hoặc Sapa, tránh việc phát sinh sau này vì đồ trên Y Tý khá đắt.

– Có thể gửi xe tại trang trại rau sạch nhưng cần thỏa thuận giá trước, tránh mâu thuẫn.

– Đường lên đỉnh toàn cây bụi, cây gai nên thoáng gió và gió rất mạnh.

– Đường leo chủ yếu đồng cỏ, nương rừng thấp nên khá nắng và nóng.

– Đường đi cơ bản đoạn lên điểm nghỉ có lối mòn nhưng nhiều lối rẽ nên cần thuê người dẫn đường và porter mang phụ đồ theo. Hang đá và bếp củi thuộc sở hữu của vợ chồng người Mông, nguồn nước lại không tiện, do đó bạn không nên mạo hiểm tự đi.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social