Văn hóa cà phê Sài Gòn - Kỳ 1

Nhịp sống Sài Gòn vốn tấp nập và bận rộn như một guồng quay bất tận, cuốn những đứa con của nó cứ quay mãi, quay mãi. Tấp nập đi học rồi đi làm, thế nhưng người Sài Gòn tài hoa vẫn tìm ra được những khoảng khắc thật bình lặng, để ngồi trên một quán cà phê.

KỲ 1: KHỞI NGUỒN CỦA CÀ PHÊ

Theo nhiều nguồn khác nhau, cây cà phê có nguồn gốc từ tỉnh Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay). Tài liệu ghi lại rằng cà phê được các nô lệ Sudan mang vào Yemen và Ả Rập thông qua cảng Mocha. Sau đó được trồng tại Yemen thế kỷ 15 và có thể còn sớm hơn. Trong thời gian này, nhằm giữ độc quyền cây cà phê, nhà nước Ả Rập đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu hạt cà phê ở mọi hình thức, nhưng cuối cùng vẫn bị người Hà Lan đem ra khỏi Ả Rập và trồng tại Hà Lan trong nhà kính năm 1616.

Chữ “cà phê” xuất phát từ chữ Ả Rập cổ là “qahwah” - Ảnh: Sưu tầm

Cà phê có thể đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp mang Việt Nam trồng từ các thế kỷ 17, 18 nhưng được trồng chính thức và trên quy mô lớn thì phải đến khi người Pháp xâm lược Việt Nam và đặt nền bảo hộ lên toàn cõi (1884).

Cà phê hạt Arabica là một trong những loại cà phê phổ biến nhất Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm

Từ đầu thế kỷ 20, cà phê là thức uống mới từ thị dân lan dần đến nông thôn. Tính chất cộng đồng và thân thiện của cà phê khiến người ta tỉnh táo, có thể làm việc lao động chân tay cũng như trí óc. Quán cà phê thường sử dụng loại cà phê phin cho khách hàng trung lưu và thượng lưu, hoặc cà phê đem qua ấm lọc hay cà phê bít tất nhúng, hoặc ngâm trong nước sôi để phục vụ cho nhiều người cùng lúc bằng lối pha sẵn với giá bình dân. Quán cà phê trở thành nơi giao lưu xã hội, vừa là trung tâm sinh hoạt, vừa là trung tâm thông tin, là môi trường giao dịch làm ăn thương mại thích hợp suốt cả ngày.

Cà phê mang tính cộng đồng cao - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong giai đoạn chiến tranh 1960 - 1975, các quán cà phê với âm nhạc lãng mạn, trữ tình, có cả màu sắc bi thương như những nhạc khúc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên,… đã trở thành văn hóa của cả một thế hệ trẻ trong cuộc chiến. Sau 1975, cà phê trở ngược ra Bắc, trở thành nét sinh hoạt toàn quốc với khung cảnh thơ mộng, thiên nhiên - đem lại sự tươi mát cho những thành thị ngày càng sôi nổi với nhịp sống thị trường toàn cầu hóa.

Một quán cà phê Sài Gòn xưa - Ảnh: thanhnien

Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, trước hết phải kể đến các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trồng cà phê nổi tiếng như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới.

Buôn Ma Thuột là vùng đất có cà phê khá sớm ở Việt Nam. Trước đó, người Pháp đã khảo sát rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, tầng phù sa cổ…mới chọn Buôn Ma Thuột là nơi chuyên canh cây cà phê Robusta, lấy Buôn Ma Thuột làm tâm trong vòng bán kính 10km trồng cà phê Robusta đều cho ra thể chất tốt. Robusta vùng này là loại thích hợp nhất để tăng độ mạnh của cà phê Espresso (gốc Milano) nhưng với một tỷ lệ ít.

Một ly cà phê Espresso mạnh vào buổi sáng sẽ làm bạn tỉnh ngủ - Ảnh: Sưu tầm

Khe Sanh (Quảng Trị) cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít), vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta còn có vùng cà phê Arabica Tây Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh Tây nguyên, song cũng góp phần làm hương sắc cà phê Việt thêm phong phú và đa dạng.

Vườn cà phê Arabica - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà phê chính: Arabica và Robusta. Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê Arabica, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Arabica tại Việt Nam gồm hai loại chính, đó là Moka và Catimor. Moka có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, còn Catimor có mùi thơm nồng nàn và hơi có vị chua

Bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa Arabica và Robusta ko ? -Ảnh: Skyscanner



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social