5 điều đặc biệt về đất nước Qatar – đối thủ của Việt Nam tại bán kết U23 châu Á

Về đối thủ của tuyển Việt Nam, không chỉ là quốc gia sở hữu một đội bóng mạnh trong khu vực, Qatar còn có rất nhiều điều đặc biệt ít người biết.

Sau chiến thắng ngoạn mục tại tứ kết U23 châu Á 2018, đội tuyển U23 Việt Nam đang chuẩn sẵn sàng để bị gặp U23 Qatar tại vòng bán kết. Về đối thủ của tuyển Việt Nam, không chỉ là quốc gia sở hữu một đội bóng mạnh trong khu vực mà Qatar còn có rất nhiều điều đặc biệt ít người biết.

1. Là quốc gia giàu nhất thế giới

Qatar là một quốc gia nhỏ nhưng lại có nền kinh tế đang bùng nổ. Vào đầu năm 2017, Tạp chí Tài chính Toàn cầu đã tiến hành một cuộc khảo sát đo lường GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của tất cả các nước trên thế giới. Kết quả là Qatar với GDP bình quân đầu người của Qatar là 129,726USD tiếp tục đứng đầu danh sách, đứng vững trong top 5 những quốc gia giàu nhất, vị trí mà quốc gia này đã được xếp hạng trong nhiều năm. Quốc gia này sở hữu trữ lượng dầu lửa và khí gas thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới.

2. Một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới

Theo con số thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2017, lượng CO2 bình quân đầu người ở Qatar cao hơn so với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đạt 35,73 tấn mỗi năm, vượt xa cả Curacao và Latvia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Doha hiện là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Đây là hậu quả của ngành khai thác công nghiệp dầu mỏ cũng như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao.

3. Gần như miễn nhiễm với thảm họa thiên nhiên

Theo Báo cáo Rủi ro Thế giới năm 2015, do Đại học Liên hợp quốc về Môi trường và An ninh con người biên soạn (UNU-EHS), Qatar được đánh giá là quốc gia có ít nguy cơ thiên tai nhất với số điểm chỉ 0.1, theo sau là Malta (0.61) và Barbados (1.16). Mưa bão, lũ lụt, sóng thần hay động đất hiện đều không tồn tại trong từ điển của nước này, biến nơi đây thành một trong những điểm du lịch lý thú và an toàn cho khách tham quan. Ngược lại, những nơi nguy hiểm, thường xuyên gánh chịu “cơn thịnh nộ” của tự nhiên bao gồm Vanuatu, Tonga và Philippines.

4. Chịu ảnh hưởng khủng hoảng ngoại giao

Một số quốc gia vùng Vịnh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar hồi đầu năm 2017 sau khi nước này bị cáo buộc tài trợ và ủng hộ khủng bố quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa Qatar Airways bị cấm bay tới Ả-rập Xê-út, UAE, Ai Cập và Bahrain, thậm chí không được bay vào không phận của các quốc gia này.

5. “Đặc sản” đua lạc đà

Đua lạc đà là môn thể thao rất phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới – bao gồm Qatar, Pakistan, Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain, Jordan, UAE, Oman, Australia và Mông Cổ. Cũng giống như môn đua ngựa, đua lạc đà là sự kiện thể thao có tổ chức cá cược và thu hút mạnh du khách. Lạc đà có thể chạy với tốc độ 40km/giờ (thậm chí 50km/giờ) và liên tục trong suốt 1 giờ. Trước đây, do người lớn quá nặng để cưỡi lạc đà nên họ thường để trẻ con cưỡi trong các cuộc đua. Thời gian gần đây, các quốc gia Vùng Vịnh đã có lệnh cấm sử dụng trẻ em trong những cuộc đua lạc đà và thay vào đó là robot sau khi bị chỉ trích dữ dội từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền với lý do là nguy hiểm cho tính mạng trẻ em.

6. Đăng cai World Cup 2022

Qatar sẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Đông đăng cai World Cup năm 2022. Quyết định này của FIFA đã gây ra một làn sóng tranh cãi lớn. Quốc gia này được đánh giá là kẻ ngoài cuộc đua không chỉ bởi diện tích nhỏ bé, khả năng hậu cần hạn chế, thời tiết khắc nghiệt mà còn bởi không có dấu ấn đặc biệt gì trong nền bóng đá thế giới. Vào năm 2017, Qatar đã 2 lần phải đối mặt với nguy cơ mất quyền đăng cai World Cup 2022. Đầu tiên, chủ tịch LĐBĐ Qatar Mohammed bin Hammam, lúc còn đương chức Chủ tịch AFC và phó chủ tịch FIFA, bị cáo buộc chi 5 tỷ USD mua phiếu bầu, để quê hương ông giành quyền đăng cai World Cup 2022. Sau đó là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng khi các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain, Yemen… bất ngờ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa biên giới với Qatar do cáo buộc đất nước vùng Vịnh này đang “ủng hộ, hậu thuẫn cho các tổ chức khủng bố, cực đoan”, làm ảnh hưởng tới an ninh và ổn định khu vực.

Tuy vậy, bất chấp những điều này, Qatar khẳng định sẽ chi số tiền khổng lồ hơn 200 tỷ USD để xây dựng 9 SVĐ mới và cải tạo ba sân khác với hệ thống làm mát riêng biệt, cũng như nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup 2022. Trong khi đó, FIFA quyết định dời giải đấu sang mùa đông (lần đầu tiên trong lịch sử các VCK World Cup), để tránh cái nóng như thiêu như đốt vào mùa hè tại đất nước Vùng Vịnh này.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social