Từ xưa đến nay, Hà Nội và Sài Gòn luôn có một vài điểm khác nhau cơ bản, trong đó có chiếc xe đẩy - phương tiện mưu sinh của người dân. Đến Hà Nội những ngày trước, có lẽ bạn ít thấy hình ảnh một cô đẩy xe xôi đi bán, hay một xe kem dạo trên đường, mà đa phần là những gánh hàng rong. Chiếc xe đẩy của Sài Gòn hiện đại hơn, đỡ tốn sức người bán nhưng lại hao tổn sức của người mua nhiều hơn.
Vẫn có đâu đó những gánh hàng rong trên đường phố - Ảnh: PVHuong
Nhưng quen thuộc với người Sài Gòn nhất vẫn là chiếc xe đẩy - Ảnh: Lam
Khi các bạn là 8x hoặc 9x đời đầu, chắc hẳn bạn sẽ vẫn nhớ những tiếng rao mời đầy hấp dẫn của những món ăn như xôi, bánh bao, bò bía hay thậm chí là xe bán đồ chơi, … Họ đi rất nhanh, bạn phải chuẩn bị sẵn và quyết định mình có muốn mua hay không từ khi vừa nghe phong thanh tiếng rao của họ. Nhưng thường thì quyết định xảy ra khá muộn màng, và bạn sẽ phải mang nhanh đôi dép cộc vào và phòng theo những chiếc xe đẩy, luôn miệng gọi “cô ơi/ chú ơi, bán cho con với !”. Có lẽ nhờ đó mà món ăn có vị ngon một cách lạ lùng.
Những món ăn tuy rẻ nhưng có hương vị đặc biệt - Ảnh: diadiemanuong
Ngày nay, muốn kiếm một món ăn ngon nổi tiếng cực kỳ đơn giản, còn ngày trước thì khó cực kỳ. Nhất là khi bạn lỡ “yêu” ông bánh mì xíu mại với nước tương pha cực ngon, hay chị bán xôi dạo lúc nào cũng cho bạn xin thêm chút hành phi cho thơm, và bạn không muốn mua của bất cứ ai khác vào những người này. Khi thèm là phải chờ đợi, cảm giác chờ tưởng chừng như lâu lắm, rồi tất cả bừng tỉnh khi bạn lại nghe tiếng rao quen thuộc.
Sài Gòn ngày nay đã thưa thớt dần tiếng rao ngày xưa - Ảnh: blogtiengviet
Những không phải là mất hẳn … - Ảnh: Quang Minh
Mà chỉ thay đổi đề phù hợp hơn với Sài Gòn - Ảnh: vietbao
Không chỉ ngày xưa, mà ngày nay vẫn thế, những món ăn trên chiếc xe đẩy luôn có một “gia vị” gì đó làm cho món ăn ngon hơn hẳn. Chắc là vị hoài niệm, vị của quãng thời gian tuổi thơ. Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, những hàng quán chỉ có một chiếc xe đẩy, không gian chật hẹp, chỉ thích hợp cho mua mang đi lại có lượng khách hàng đông một cách khủng khiếp và không thể tưởng tượng chưa ? Nếu đem so sánh thì giữa chúng với những món ăn khác chẳng có gì khác biệt cả, không ngon hơn, không dở hơn. Lạ lùng thật, bởi vậy mới nói, người Sài Gòn tánh kỳ lắm.
Có những xe đẩy nhỏ ven đường nhưng vẫn tấp nập khách ghé thăm - Ảnh: zing
Chẳng hạn như xe chè “Chảnh” trên đường Nguyễn Phi Khanh - Ảnh: zing
Bí quyết làm nên nét văn hóa ẩm thực … xe đẩy này không có gì quá đặc biệt, chỉ cần một chút gì đó là lạ trong món ăn như một chén nước chấm thơm ngon chẳng hạn, kết hợp cũng một người bán hàng dân dã, nhưng lúc nào cũng thân thiện và nở nụ cười trên môi với bạn. Họ không chỉ bán hàng cho bạn, họ còn hỏi thăm xem bạn đi đâu, bạn làm gì, rồi khoe đồ ăn chỗ họ ngon lắm, khoe cái muỗng, đôi đũa của họ cổ lắm, và thế là bạn chăm chú nghe và bị hấp dẫn bởi câu chuyện của họ, cuối cùng là … bạn yêu họ và chiếc xe đẩy của mình.
Hay xe dừa tắc nổi tiếng đông khách trên Pasteur ... - Ảnh: afamily
… và xe bánh tráng trộn chú Viên trên đường Nguyễn Thượng Hiền - Ảnh: kẽnh
Giới trẻ ngày nay tuy sống hiện đại, nhưng vẫn cố gắng tìm đến những chiếc xe đẩy để thưởng thức những món ngon được nấu, chế biến bằng cả cái tâm của người bán. Chẳng hạn như bánh tráng trộn Chú Viên Nguyễn Thượng Hiền, quán chè “chảnh” đường Nguyễn Phi Khanh, những xe kem dạo dọc đường Trương Định (công viên Tao Đàn), hay những xe phá lấu, thức ăn nhanh trên đường Ngô Thời Nhiệm (gần cổng trường Marie Curie).
Những chiếc xe đẩy sẽ khó mà biến mất khỏi Sài Gòn - Ảnh: laodong
Du lịch khám phá thành phố Hồ Chí Minh
Có lẽ những chiếc xe đẩy không hoàn toàn phù hợp với khung cảnh tương lai của Sài Gòn, nhưng chắc chắn là chúng sẽ không thể biến mất, bởi những người sành và đam mê ẩm thực của Sài Gòn vẫn sẽ chọn những chiếc xe đẩy với hương vị đặc biệt, thay vì một quán ăn với những hương vị quá đỗi bình thường.