Bánh mì nướng dưới lòng đất ở Iceland

Đến du lịch Iceland du khách có thể thấy nhiều phong cảnh tự nhiên hùng vĩ như núi đá khổng lồ trồi lên cao, bao quanh là sương mù, các tảng băng trôi...

Sức nóng địa nhiệt dồi dào làm bánh chín dần khi đặt trong nồi chôn dưới đất và tạo nên hương vị không nơi nào có được.

Du lịch Iceland trải nghiệm thử món bánh mì nướng dưới lòng đất

Đến du lịch Iceland du khách có thể thấy nhiều phong cảnh tự nhiên hùng vĩ như núi đá khổng lồ trồi lên cao, bao quanh là sương mù, các tảng băng trôi lặng trong một đầm nước xanh, suối nước nóng chảy qua những vết rạn đất đá. Để hiểu cách người Iceland sống ở nơi có địa hình phức tạp, du khách phải thử món bánh mì của họ.

Ở Laugarvatn, một thị trấn nhỏ nằm ven hồ, chủ của nhà tắm hơi Laugrvatn Fontana là Sigurður Rafn Hilmarsson đã trở thành biểu tượng của quốc gia với món bánh mì lúa mạch đen (rye bread hay rúgbrauð). Ông đã chuẩn bị bánh cho rất nhiều khách, trong đó có cả tổng thống của Iceland, Guðni Thorlacius Jóhann

Hilmarsson cầm theo xẻng sắt và nồi kim loại nhỏ đã trộn bột bánh, đưa Hargitai đi cùng tới chỗ nướng và thực hành phương pháp đặc biệt của mình. Tới phía bờ hồ toàn đất bùn đen, ông đào một hố nhỏ. Chỉ trong vài giây hố đã đầy nước và nổi bọt vì sức nóng. Hilmarsson tiếp tục đào tới khi hố sâu 30 cm, rồi mới nhẹ nhàng đặt nồi kim loại kia vào hố. Sau đó thì gạt bùn đất để che lại chiếc nồi, vun thành một mô đất nhỏ và đặt hòn đá lên trên để đánh dấu chỗ nướng bánh.

Hilmarsson chia sẻ: “Rất nhiều người vẫn nướng bánh mì bằng cách này ở Laugarvatn. Việc đặt một hòn đá lên trên là truyền thống của chúng tôi, để những người dân xung quanh biết rằng chúng tôi đang nướng bánh tại đây”.

Nướng bánh mì là công việc thường ngày của Hilmarsson. Khi chiếc nồi được vùi xuống, ông phải đợi khoảng 24 tiếng rồi quay lại để đào lên lấy chiếc bánh mì đã chín. Tuy ngày nay có nhiều người dùng lò nướng hiện đại cho tiện hơn, Hilmarsson vẫn sử dụng phương pháp cũ. “Cách này đã được truyền lại từ bà ngoại tôi tới mẹ và tôi. Đó là những gì chúng tôi vẫn đang áp dụng”.

Dù môi trường tự nhiên hoang sơ, ít bị xâm hại, Iceland chỉ có 25% diện tích có thể trồng cây cối, bởi phần lớn đất đai còn lại đều bị sông băng và nham thạch núi lửa che phủ. Nông nghiệp chiếm ưu thế ở các vùng đất thấp, nhưng xuất khẩu chính của Iceland luôn là hải sản và các sản phẩm từ cá. Từ năm 1380 đến 1918, lãnh thổ Iceland vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đan Mạch. Năm 1602, Hoàng gia Đan Mạch thiết lập độc quyền thương mại với Iceland kéo dài tới năm 1786, trong đó hạn chế nhập khẩu vào đất nước này. Người Iceland không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự sản xuất từ chính nguồn tài nguyên họ có và nhập khẩu từ Đan Mạch, một nước sản xuất nhiều lúa mạch đen.

Người Iceland đã dùng các suối nước nóng vào rất nhiều việc khác nhau, điển hình là nấu ăn và giặt giũ. Nhưng theo thời gian, nguồn năng lượng này được sử dụng với nhiều tác dụng hiện đại hơn. Theo Cơ quan năng lượng quốc gia Iceland, năng lượng địa nhiệt chiếm 66% mức sử dụng năng lượng sơ cấp của đất nước, và tạo ra 25% sản lượng điện cả nước. Hầu như các hồ bơi, nhà kính của Iceland đều dùng làm nóng từ năng lượng địa nhiệt. Thay vì bỏ phí thì người dân đã xây các thị trấn, thành phố nằm cạnh đó để tận dụng năng lượng.

Hveragerði là một thị trấn nhỏ cách Reykjavik 50 km về phía đông nam, là “thủ đô suối nước nóng” của thế giới, và là một trong những vùng địa nhiệt dồi dào nhất Iceland. Đứng ở trung tâm nơi đây, du khách có thể thấy rõ những đám hơi nước bốc lên bên các sườn đồi. Bánh mì Rúgbrauð cũng được nướng ở đây, tại nhà hàng Kjöt and Kúnst. Tuy vậy, thay vì vùi bánh mì xuống đất thì bếp trưởng Ólafur Reynisson dùng hơi nước bốc lên từ đất để chạy các bếp lò của nhà hàng, làm bánh và các món khác.

Bếp trưởng Reynisson chia sẻ: “Chúng tôi được ban cho nguồn năng lượng quý báu này và học cách sống cùng, sử dụng nó. Từ xa xưa, con người đã dùng lúa mạch đen vì đó là những gì họ có. Hiện nay, chúng tôi còn dùng hơi nước nóng để làm bánh mì táo và chuối, và cả thịt”. Dù nguồn nhiệt sẵn có và dồi dào nhưng Reynisson cũng lo ngại về những hiểm nguy nó mang lại. Vì hoạt động mạnh mẽ mà các suối nước nóng đôi khi bùng lên sôi sục ở những chỗ bất ngờ, có thể cả ở phòng khách của một nhà dân. “Nếu bạn hỏi người ngoài rằng họ có muốn sống ở đây, chắc chắn không rồi vì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi đã học được cách sống chung với nguy hiểm”.

Lý do về sự hoạt động mạnh và tập trung của địa nhiệt ở Iceland là vị trí địa lý đặc biệt. Không chỉ nằm trên đỉnh sống núi giữa Đại Tây Dương (nằm giữa hai lục địa Mỹ – Âu), mà Iceland còn nằm ở nơi nóng nhất thế giới. Hai yếu tố đó kết hợp lại tạo điều kiện hoàn hảo cho hoạt động núi lửa và địa chất dồi dào ở Iceland.

Cảnh núi lửa có lẽ là điều đáng sợ với nhiều người nhưng với Hilmarsson đó lại là hình ảnh của quê hương. Ông chia sẻ: “Tôi thực sự may mắn khi được sinh sống ở Iceland. Chúng tôi có núi lửa, sông băng, núi đồi và những dòng suối nước nóng. Còn rất nhiều điều cho du khách khám phá”.

Với Hilmarsson, vẻ đẹp của tự nhiên Iceland còn giúp người dân học cách tôn trọng nguồn năng lượng và sử dụng nó thật cẩn thận, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là còn ai như Hilmarsson và ông sẽ nướng bánh theo truyền thống bao lâu nữa? Khi được hỏi rằng có ý định thay đổi cách làm bánh không thì ông trả lời: “Rất khó để mô tả hương vị nhưng sức nóng từ đất và nước làm nên vị riêng cho bánh. Nướng bằng lò hiện đại không bao giờ tạo được chiếc bánh như vậy”. Người Iceland thưởng thức bánh mì lúa mạch đen cùng với: bơ, mứt, giăm bông, pho mát, cá ngừ hay cá hồi hun khói…



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social