Bức tường than khóc cho nghìn năm vong quốc ở Jerusalem

Năm mới, người Do Thái thường chúc nhau: “Next year, in Jerusalem” với mong ước cháy bỏng đấng cứu thế sẽ đưa họ trở về quê nhà Jerusalem.

Năm mới, người Do Thái thường chúc nhau: “Next year, in Jerusalem” với mong ước cháy bỏng đấng cứu thế sẽ đưa họ trở về quê nhà Jerusalem.

Đối với người Do Thái, Bức tường phía Tây hay Bức tường Than khóc (Western Wall) là điểm đến linh thiêng nhất tại vùng đất thánh Jerusalem. Mỗi năm, nơi đây chào đón hàng triệu tín đồ, du khách tới hành hương. Họ thường đứng trước bức tường và thành kính cầu nguyện. Mọi người sẽ viết các điều ước của mình vào một mảnh giấy nhỏ, nhét vào các khe hở của bức tường. Những người mộ đạo tin rằng, nếu làm thế tại bức tường này, lời cầu khẩn của họ sẽ tới tai Thượng Đế và được đáp ứng.

Bức tường dài được chia khu vực cầu nguyện riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.

Ảnh: Đoàn Loan.

Ngoài ra, nếu tới đây du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy hàng trăm, hàng nghìn tín đồ đạo Do Thái, ngồi im lặng cầu nguyện bên Bức tường Than khóc cả ngày trời. Người ta tin rằng, nếu cầu nguyện liên tục trong 40 ngày, bạn sẽ được Thượng Đế ban cho nhiều phép màu.

Nhiều người khi nhắc đến Bức tường Than khóc đều biết rằng nó là nơi linh thiêng nhất tại Jerusalem. Nhưng không nhiều người hiểu được rõ ràng vì sao nó lại trở thành nơi linh thiêng nhất.

Trước hết, vì nó là chứng nhân cho cả một bề dày lịch sử đầy biến động của dân tộc Do Thái.

Theo Kinh Thánh, đền thờ vua Salomon được xây dựng trên đỉnh Núi Đền (Temple Mount), bị quân Babylon phá hủy năm 586 trước CN. Thời Herod đại đế, người đứng đầu nhà nước Do Thái cổ đại, ngôi đền được xây lại nguy nga hơn. Năm 70, trong cuộc chiến Do Thái – La Mã, ngôi đền đã bị quân La Mã phá hủy, chỉ còn lại đoạn bức tường phía Tây như ngày nay.

Năm 135, hoàng đế La Mã sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của người Do Thái đã ban lệnh lưu đày, cấm họ được đến Jerusalem thờ phụng. Lý do của hành động này là người dân Do Thái không chịu tôn thờ hoàng đế La Mã. Mọi chuyện chỉ dễ dàng hơn vào thời hoàng đế Constantine. Người Do Thái được quyền trở lại thành cổ.

Đó cũng là lý do trước khi Israel được phục quốc, vào đầu năm mới người Do Thái thường chúc nhau: Next year, in Jerusalem (Xin hẹn gặp nhau năm tới tại Jerusalem), để thể hiện niềm mong ước khôn nguôi được trở về quê nhà.

Gần Bức tường Than khóc là nhà thờ mộ chúa Holy Seplucher. Người Do thái tin rằng đây là nơi an táng Đức chúa Jesus, nơi người đã ngã xuống sau khi vác thánh giá qua 14 chặng đường. Ảnh: Đoàn Loan.

Trong hơn một ngàn năm Jerusalem bị cai trị dưới các luật lệ của Hồi giáo, người Arab thường sử dụng bức tường như một địa điểm tập kết rác. Họ làm thế nhằm làm bẽ mặt những người Do Thái đến cầu nguyện ở Bức tường. Điều này phần nào cũng nói lên được nỗi xót xa của người Do Thái, và tiếng than khóc của họ cho kiếp nghìn năm vong quốc, cho những tai ương, bất hạnh của dân tộc vì thế mà càng đau đớn hơn. Bên cạnh đó, họ cũng không ngừng cầu nguyện với niềm tin một ngày nào đó sẽ có đấng cứu thế đến đưa dân tộc Do Thái trở vể quê nhà Jerusalem.

Năm 1948, khi nhà nước Israel ra đời, người Do Thái và Arab lại diễn ra một cuộc chiến dữ dội. Tuy phần thắng thuộc về người Do Thái, họ không lấy được được khu Cổ thành, nhất là di tích vô cùng quý giá với họ, Bức tường Than khóc. Trong cuộc chiến 6 ngày diễn ra vào năm 1967, Israel đã chiến thắng và chiếm lại toàn bộ Jerusalem. Quân đội nước này đã san phẳng những khu xung quanh và tạo ra một quảng trường rộng lớn có sức chứa gần nửa triệu người.

Ngoài Bức tường than khóc, Nhà thờ mộ chúa Holy Sepluche, du khách đến thành cổ Jerusalem thường đến thăm các danh thắng lịch sử như đường chúa đi qua, đỉnh núi Ô liu, khu vực khảo cổ thành vua David… Mặc dù Israel vẫn có xung đột với các nước láng giếng ở khu vực biên giới song mỗi năm nước này vẫn đón khoảng 3 triệu khách du khách đến thăm những thánh tích tôn giáo của nhân loại tồn tại qua nhiều thế kỷ.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social