Chân dung những con người nơi cội nguồn văn minh nhân loại
Nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Khimushin đã ghi lại các bức chân dung về người dân tộc thiểu số vùng Siberia - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Khimushin đã ghi lại các bức chân dung về người dân tộc thiểu số vùng Siberia – một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại đã tồn tại cả nghìn năm qua và đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Khimushin gửi đến người xem những bức chân dung đẹp đến mê hồn về những tộc người có nguy cơ tuyệt chủng của vùng đất Siberia thông qua dự án “The World In Faces” (tạm dịch: Thế giới qua những gương mặt).
Để lưu lại những gương mặt, những con người đại diện cho nền văn hóa hàng nghìn năm nhưng trên thế giới lại ít có người biết đến, Khimushin đã dành hẳn 6 tháng một mình đi khắp vùng đất Siberia rộng lớn, từ bờ biển Nhật Bản cho tới hồ Baikal. Tuy đi một quãng đường lớn và đến thăm nhiều dân tộc, Khimushin cho biết vùng Siberia là vô tận. Anh chỉ có thể đến thăm một nửa trong số 41 nhóm dân tộc ở đó.
Trong chuyến đi này, Khimushin không chỉ ghi lại được rất nhiều hình ảnh đẹp mà còn được trải nghiệm cuộc sống của những bộ tộc thiểu số, học được cách ăn cá hồi muối bằng muỗng trong cuộc sống thiếu thốn lương thực và vật dụng sinh hoạt.
“Nước Nga không chỉ là Kremlin, rượu vodka hay tiếng đàn balalaika. Tôi tự hào được sinh ra ở đây” – Khimushin cho biết.
Siberia là một vùng đất rộng lớn, gần gấp đôi diện tích Australia, thuộc lãnh thổ Nga nhưng đây là nơi có khí hậu rất khắc nghiệt với mùa đông lạnh giá nên rất ít người sinh sống. Chính vì vậy, Siberia còn được gọi là “vương quốc băng giá”.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp trong dự án “The World In Faces” của nhiếp ảnh gia người Nga:
Từ những ngọn đèo hùng vĩ Tây Bắc, những bãi biển miền trung xanh ngắt, trekking cung đường hoang sơ Tà Năng. Từ Sài Gòn năng động, về sông nước miền Tây. Du lịch khắp mọi miền đất nước, đến những chân trời thế giới rộng lớn cùng Lolivi