Không chỉ là những hồ nước sâu nhất, những địa danh dưới đây cũng trở thành điểm tham quan thú vị và nổi tiếng trên thế giới.
Cùng khám phá những hồ nước sâu nhất thế giới với những phát hiện thú vị:
Hồ Baikal, Siberia, Nga: Là hồ nước sâu nhất thế giới với độ sâu 1.637m. Hồ nằm ở phía Nam Siberi thuộc Nga và nước Cộng hòa Buryatia ở phía Đông Nam. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.
Hồ Tanganyika, Trung Phi: Có độ sâu 1.470m. Hồ này được coi là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới và là hồ sâu thứ hai. Hồ được phân chia giữa bốn quốc gia – Tanzania, Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, và Zambia. Nước trong hồ này chảy vào hệ thống sông Congo và đổ về biển Đại Tây Dương.
Caspian: Có độ sâu 1.025m, là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích. Vì không thông với đại dương nên đây là hồ nước tuy mang tên ‘biển’. Hồ cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Nồng độ muối của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển. Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía Bắc và Iran ở bờ phía Nam. Đông Tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.
Hồ Vostok, Nam cực: Có độ sâu 900m, là hồ lớn nhất trong hơn 400 hồ ngầm dưới mặt băng ở Nam Cực. Hồ Vostok nằm ở cực giá lạnh phía Nam, bên dưới trạm Vostok của Nga dưới bề mặt của trung tâm Bảng Đông Nam Cực.
Hồ O’Higgins-San Martín, Chile và Argentina: Sâu 836m, nằm ở Patagonia, có diện tích bề mặt 1.013km và chiều dài bờ biển 525km. Nhìn từ trên xuống, hồ bao gồm một loạt các thung lũng ngập nước hình ngón tay, trong đó 5540km thuộc Chile và 459km thuộc Argentina.
Hồ Malawi, Mozambique, Tanzania, Malawi: Có độ sâu 706m. Hồ này nằm ở vùng cực nam của hệ Thung lũng tách giãn Lớn ở Đông Phi. Đây là hồ lớn thứ ba ở châu Phi và là hồ lớn thứ 8 trên thế giới và cũng là hồ sâu thứ nhì châu Phi.
Hồ Issyk Kul, Kyrgyzstan: Sâu 668m, là một hồ lòng chảo nội lục ở vùng núi phía Bắc dãy núi Thiên Sơn ở phía Đông Kyrgyzstan. Nó là hồ lớn thứ mười trên thế giới theo thể tích và là hồ nước mặn lớn thứ hai sau biển Caspi. Mặc dù nó được bao quanh bởi những đỉnh núi phủ tuyết trắng, nó không bao giờ bị đóng băng. Vì thế tên của nó, có nghĩa là “hồ nước nóng” trong tiếng Kyrgyzstan.
Hồ Great Slave, Canada: Sâu 614m là hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ và là hồ lớn thứ hai nằm ở Tây Bắc với diện tích 28.568km2. Hồ Great Salve là tàn dư của lưu vực sông băng còn sót lại thời kỷ băng hà.
Hồ Crater, Oregon, Hoa Kỳ: Sâu 594m. Đây là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới. Từng phần hồ lấp đầy gần 655m miệng núi lửa được hình thành khoảng 7.700 năm trước bởi sự sụp đổ của núi lửa Núi Mazama. Nó được biết đến như là một trong những hồ miệng núi lửa đẹp nhất trên thế giới.
Matano, Indonesia: Sâu 590m, là hồ sâu nhất khu vực Đông Nam Á. Còn được gọi là hồ Matana, đây là một trong hai hồ lớn trong hệ thống hồ Malili.
Ảnh: Sưu tầm