Bảo tàng gấu trúc với diện tích 4.000 m2 được thành lập từ năm 1993, là nơi duy nhất trên thế giới chuyên tập trung vào những loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Du lịch Trung Quốc tham quan công viên gấu trúc nổi tiếng ở Tứ Xuyên
Khu bảo tồn gấu trúc lớn nhất Trung Quốc ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, nơi có hơn 30% loại gấu trúc có nguy cơ tuyệt chủng cao của thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong việc bảo tồn gấu trúc ngày nay.
Được thành lập vào năm 1987, Cơ sở nghiên cứu và gây giống gấu trúc Thành Đô (Chengdu Research Base of Giant Panda Breeding) là nơi chăm sóc và bảo tồn phi lợi nhuận cho loài gấu trúc cùng nhiều loài động vật quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cơ sở nằm trên núi Futou, cách trung tâm thành phố Thành Đô khoảng 10 km.
Tới đây tham quan, du khách còn được tận hưởng không khí trong lành với những rặng tre, trúc xanh mát và một không gian mát mẻ, thoáng đãng.
Dịch vụ xe điện chở khách từ cổng vào bên trung tâm công viên. Toàn bộ khu bảo tồn có diện tích 9.245 km2 với 7 khu bảo tồn và 9 khu danh thắng, cảnh quan khác nhau. Bên cạnh gấu trúc, khu bảo tồn này còn là nơi cư trú của các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như gấu trúc đỏ, báo tuyết, báo gấm.
Riêng bảo tàng gấu trúc với diện tích 4.000 m2 được thành lập từ năm 1993, là nơi duy nhất trên thế giới chuyên tập trung vào những loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, bảo tàng bao gồm 3 phòng triển lãm gồm phòng triển lãm gấu trúc, bướm và động vật có xương sống.
Năm 2003 – 2004, một hành lang xanh được thiết lập tại khu bảo tồn gấu trúc lớn Tứ Xuyên nhằm tạo ra một môi trường tự nhiên cho gấu trúc.
Khoảng thời gian tốt nhất để xem những chú gấu trúc đáng yêu này là từ 9h-10h mỗi ngày, khi những chú gấu trúc được cho ra ngoài và ăn bữa sáng.
Khi mới được sinh ra, gấu trúc chỉ dài từ 15-17 cm, không có lông. Đến 9 tháng tuổi, gấu trúc con mới bắt đầu được bố mẹ tập cho ăn tre, trúc. 18 tháng tuổi, gấu trúc con sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập.
Một con gấu trúc trưởng thành có thể cao hơn 1,5 m và có thể sống từ 20-30 năm, tùy theo điều kiện sống.
Loài sinh vật hoang dã này đã rất được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới và nó được xem là con vật biểu tượng cho đất nước Trung Hoa. Loài gấu trúc lớn này có nguồn gốc ở miền Trung của Trung Quốc, sống ở vùng núi cao như Tứ Xuyên và Tây Tạng.
Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật, ăn cành lá non, trứng và một số loài côn trùng. Trong ảnh là pano quảng cáo về loài gấu trúc đỏ.
Đây không chỉ là ngôi nhà của gấu trúc mà còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng khác, như gấu trúc nhỏ, hạc cổ đen, hạc cổ trắng…
Các hàng bán đồ lưu niệm liên quan đến hình ảnh gấu trúc có ở nhiều nơi tại Thành Đô.
Tới công viên gấu trúc, du khách cũng có thể chọn một số khung cảnh đẹp để sáng tác các bức hình cho mình và bạn bè. Thời gian tham quan tốt nhất là vào buổi sáng bởi không khí mát mẻ. Lúc này gấu trúc bắt đầu các hoạt động của mình nhiều nhất.