Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình. Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày tết ở các nước trên thế giới, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta sẽ ghé qua.
16. Khám phá Ai Cập qua lễ đầu năm
Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).
Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.
17. Đón tết ở xứ Kim chi – Hàn Quốc
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền, Seung Hye Lee – người Hàn Quốc cho hay. Vào buổi sáng của năm mới, chúng tôi thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook – một loại súp làm bằng gạo. Tiếp theo, khi gặp người già, chúng tôi cúi chào. Năm mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, chúng tôi thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.
18. Tục đón tết tại Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên Đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Trước ngày Tết, người ta cũng làm vệ sinh nhà cừa để “xả xui”. Trong năm mới có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Người ta thường mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho “tài lộc”. Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là “lì xì”, tiền đựng trong bao đỏ để lấy may. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của “con vật” nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn ***g đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
19. Tết ở Lào
Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13,14,15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu trắng, xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai nhận được nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.
Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn… và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.
20. Đón Tết ở Campuchia
Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay – hay Tết Núi Cát). Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo phật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa…
Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật Trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.
21. Tết Philippines
Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ – nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là “ngày anh hùng”. Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippin lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.
22. Đón Tết ở Malaysia
Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.
23. Tết ở Tiệp Khắc
Tết ở Tiệp Khắc cũng như ở các nước châu Âu khác, thường diễn ra vào dịp Giáng Sinh và được kéo dài đến ngày đầu năm mới dương lịch. Ngay đầu tháng 12, người dân Tiệp đã đi mua sắm cây thông về trang trí nhà đón năm mới. Theo phong tục của Tiệp Khắc, chiều ngày 24/12 hầu hết mọi gia đình đều có món súp cá, cá rán tẩm bột ăn với xà lách. Từ 5-7h tối đêm Giáng Sinh, các gia đình sum họp quây quần ngồi ăn tiệc xung quanh cây thông, đồng thời hát những bài dân ca bên ánh đèn nhiều mầu sắc rực rỡ.
Trong phút đầm ấm đó, những người thân trong gia đình tặng nhau món quà nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới. Đêm 31/12 gia đình lại đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng bữa ăn tất niên. Giao thừa mọi người đi thăm chúc tụng hàng xóm láng giềng. Đặc biệt ngày đầu năm mới người dân Tiệp Khắc kiêng ăn thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì họ tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, biết chạy thì may mắn và hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ bị tan biến mất.
24. Tết ở xứ sở Bạch Dương – Ba Lan
Ngày đầu năm còn là ngày hội hoá trang. Đàn ông ăn mạc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài… để cho mọi người không thể nhận ra.
25. Ở Canada
Đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ và năm mới được bình yên.
26. Tết ở Cu ba
Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào… đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.
27. Tục đón tết ở châu Mỹ
Có phong tục chung là sắp tới năm mới các gia đình thường chọn ba củ khoai tây giống nhau. Một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt một nửa vỏ và một củ để nguyên không gọt, cả ba củ được mang đặt dưới gần giường đợi đến lúc giao thừa người chủ quờ tay nhặt ra để đoán số mệnh. Nếu nhặt được củ nguyên vỏ là điều may, nửa vỏ là điềm bình thường và được củ sạch vỏ thì coi như gặp điềm xúi quẩy.
28. Tại Hy Lạp
Ngày đón năm mới mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.
29. Tết ở Mianam
Người dân coi nước tượng trưng cho hạnh phúc. Ngày đón năm mới, mọi người đều ăn mặc đẹp để làm lễ xúc nước. Lễ xúc nước giúp cho họ tránh được bệnh tật trong năm mới.
30. Đón tết ở Myanmar
Năm mới của người dân Myanmar được tổ chức theo phật lịch, tức vào giữa tháng 4 dương lịch. Vào dịp này, người Myanmar sẽ tổ chức lễ hội thi nhảy ếch và bưng nước chạy. Những người tham dự trò chơi phải nhảy theo tư thế của ếch hết đọan đường quy định. Còn người thi bưng nước phải vừa chạy vừa bưng một bát nước đầy đến điểm quy định sao cho nước không bị sánh ra ngoài.
Lời chúc mừng năm mới của người Myanmar là “hắt nước vào người nhau”. Ở các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay người ta để các thùng nước dọc các con phố. Luôn có người đứng chầu chực bên những thùng nước, “rình” người đi đường rồi hắt nước vào họ thay cho lời mừng tuổi.
Lễ mừng năm mới luôn là một dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra. Nhưng dù các phong tục có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, xua tan những phiền muộn của năm cũ.