Những cuộc xung đột chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ không làm cho đất nước này trở nên kém xinh đẹp, mà đặc biệt là Istanbul, thành phố lớn nhất.
Dân “phượt” luôn đùa với nhau rằng hãy đến Istanbul trước khi quá muộn với ngụ ý khuyến khích mọi người đi du lịch tại thành phố xinh đẹp này trước khi chiến tranh giữa Thổ và các nước khác có thể xảy ra. Dẫu sẽ xảy ra hay không, thì hãy cùng tìm hiểu những địa điểm đặc biệt ở Istanbul đã.
Những cuộc xung đột chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ không làm cho đất nước này trở nên kém xinh đẹp, mà đặc biệt là Istanbul, thành phố lớn nhất.
ĐI ĐÂU?
Hagia Sophia
Có rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng ở Istanbul, nhưng với cấu trúc đáng kinh ngạc mà hoàng đế La Mã Justinianus đã dày công đầu tư, Hagia Sophia xứng đáng là địa điểm tham quan số 1 kinh đô cũ của đế chế Ottoman. Ban đầu, vào năm 536, đây là thánh đường của Thiên Chúa giáo Đông phương nhưng nhà chinh phạt Mehmet đã đổi nó thành nhà thờ Hồi giáo vào năm 1453. Đến năm 1935, tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Atatürk tuyên bố đây là một bảo tàng lịch sử với hình thái kiến trúc sáng tạo, bề dày lịch sử phong phú và tầm quan trọng trong ý nghĩa tôn giáo.
Hagia Sophia được coi là một trong những ví dụ còn sót lại rõ ràng nhất của phong cách kiến trúc Byzantine. Nó vẫn ngữ trị sừng sững ở Istanbul như nó đã từng suốt 1500 năm qua. Nó vẫn là biểu tượng của thành phố mà giờ đây là sự giao thoa của 2 châu lục và 2 nền văn hóa lịch sử.
Khi bạn bước vào Thánh đường và bước vào những hành lang trang trang trí nội thất, hãy ngắm nhìn bức khảm của Đức Jesus Kito ở ngay trên cánh cửa thứ ba và lớn nhất ( Cánh cửa của hoàng đế ). Đây là phần không gian chính của Thánh đường nổi tiếng với những bức khảm bằng vàng ở chính giữa giáo dường và kiến trúc vòm.
Khi bạn rời khỏi khu trang trí nội thất hãy chắc chắn rằng mình đã không bỏ qua bức khảm từ thế thế kỷ thứ 10 của Constantinus Đại Đế, Đức mẹ đồng trinh Mary và Hoàng Đế Justinianus ở bên cánh cửa hình bán nguyệt ở lối vào.
Blue Mosque
Hay còn gọi là nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed hay thánh đường xanh là một trong những biểu tượng lâu đời nhất của Istanbul. Nó được xây dựng giữa giai đoạn năm 1609 và 1616, dưới triều vua Ahmed I. Nhà thờ được bằng 20.000 mảnh sành các vàng – xanh da trời, còn bên trong khu vực thờ của Sultan Ahmet rộng 64m và dài 72m, chiều cao mái vòm trung tâm 43m với bán kính 23.5m. Sultan Ahmet là nhà thờ 6 cột đầu tiên và là một trong những nhà thờ lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những bậc thang cầu vồng:
Khu Kabatas ở Istanbul sẽ không thể thu hút khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nếu không có những bậc thang cầu vồng. Theo lời kể của người dân địa phương, có một bác kỹ sư già đã nghỉ hưu tên Huseyin Cetinel đã dành ra 4 ngày và 800 USD để sơn những bậc thang này vì bác “muốn được nhìn thấy nụ cười của mọi người” khi ngắm nhìn nó.
Thế rồi một sáng nào đó, những bậc thang rực rỡ bị xóa đi và chính quyền khu Beyoglu thay nó bằng gam màu đất gạch ảm đạm. Nhưng rồi, sự quan liêu và vô cảm của đám người đó cũng chẳng thể thắng nổi lòng dân. Để phản kháng, các cư dân xung quanh nơi này đã sơn lại màu cầu vồng cho những bậc thang. Câu chuyện này sau đó đã được lên cả tờ New York Times và Huffington Post – hai trang báo uy tín nhất Hoa Kỳ.
Ngắm hoàng hôn của 2 châu lục ở Bosphorus:
Một trong những điều đặc biệt nhất của Istanbul là nó nối liền châu Âu và châu Á. Bạn có thể ăn sáng ở phần đất châu Âu rồi ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh Bopshorus trước khi ăn tối ở châu Á.
Eo biển Bosphorus – linh hồn của Istanbul là một eo biển dài 33km nối hai biển (biển Đen và biển Marmara) và hai châu lục Á-Âu. Một chuyến đi Istanbul mà thiếu đi việc du ngoạn trên Bosphorus thì không thể hoàn hảo được. Bạn có thể thuê một chiếc tàu và thưởng ngoạn cảnh biển Golden Horn, cung điện Dolmabahce và cây cầu Bosphorus nổi tiếng nối liền 2 lục địa.
Grand Bazaar
Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước có bề dày lịch sử khổng lồ và khu chợ Grand Bazaar là minh chứng cho điều đó.
Chợ vàng Grand Bazaar được vua Fatih Sultan Mehmet xây dựng năm 146, là nơi trao đổi hàng hóa thời đế chế Ottoman và cũng nằm trên con đường tơ lụa. Chợ rộng lớn như một mê cung với diện tích 30.000 mét vuông với kiến trúc hồi giáo cổ bao gồm 66 phố, 4000 gian hàng bán da, thảm, đồ lưu niệm và điều cực kỳ đặc biệt là người bán hàng chỉ toàn đàn ông. Với dân số 20 triệu, đương nhiên những nơi như Grand Bazaar ở Istanbul luôn rất đông đúc mà nếu không cẩn thận, du khách dễ dàng bị choáng ngợp bởi lượng người đổ xô vào khu chợ này. Mỗi năm, Grand Bazaar đón tiếp tới 91 triệu khách du lịch.
ĂN GÌ?
Giống như văn hóa, ẩm thực của Thổ Nhĩ Kỳ nói chung và Istanbul nói riêng rất dồi dào và phong phú. Những chiếc Döner Kebab vốn nổi tiếng khắp thế giới tất nhiên cũng là món ăn được du khách quan tâm nhất khi đặt chân tới Istanbul.
Ngoài ra, do là quốc gia có sự hòa quyện giữa Á và Âu, Trung Đông và vùng Balkan nên ẩm thực của Thổ Nhĩ Kỳ rất đa dạng. Đồ ngọt của Istanbul cũng tuyệt diệu chẳng kém những nước châu Âu. Bạn sẽ không thể bỏ qua những chiếc kẹo dẹo Turkish delight, những chiếc bánh Waffle, bánh Baklava được bán dọc đường như một dạng ẩm thực đường phố. Một trong những điểm thú vị khác của Thổ Nhĩ Kỳ là bạn có thể ăn sáng với bánh mì chấm sữa vị không khác gì ở Việt Nam mà theo một số ý kiến là còn thơm ngon và ngậy hơn.