Nằm phía xa của bờ tây Phi châu và giáp Senegal về phía Nam, Guinea Bissau là một quốc gia đang vươn mình ở lục địa già nhất. Nhiều năm là thuộc địa và theo đuổi nền chính trị thừa hưởng của Bồ Đào Nha, những chuyến đi khám phá đất nước này dự báo sẽ được mở rộng trong năm nay. Mời bạn cùng theo chân nhiếp ảnh gia Diana Jarvis khám phá đất nước và con người nơi đây.
Thủ đô Guinea Bissau được công nhận là thủ đô chính thức từ năm 1942 thay thế cho thành phố Bolama phía Nam. Giống như nhiều quốc gia châu Phi khác thủ đô là nơi có rất nhiều hoạt. Bạn sẽ thấy nơi đây có những nhà thờ thiên chúa giáo ấn tượng và lối kiến trúc kiểu Bồ Đào Nha. Chính người Bồ Đào Nha đã đến đây vào cuối thế kỉ 17 và biến Guine thành thuộc địa.
Guinea Bissau là một trong vài nơi còn lại ở châu Phi bạn có thể thấy những đền thờ tổ tiên truyền thống được dùng để làm nơi kết nối với thế giới thần linh.
Trước đây, Guinea Bissau được chia thành rất nhiều vương quốc. Trong suốt thời kì thuộc địa, các vua đều được chính phủ đô hộ chi phối. Tuy vậy kể từ khi độc lập năm 1973, những vị vua chỉ còn lại ý niệm. Trong ảnh là nhà vua Pedro Mendes của xứ Bassares đang ngồi trong một ngôi đền của làng.
Vùng đất này là thiên đường cho những loài thực vật và động vật hoang dã. Hàng năm, hơn một triệu chú chim đủ loài di cư qua nơi đây giữa châu Âu và Nam Bán Cầu biến đất đai nơi đây trở nên màu mỡ hơn. Hoàng hôn là lúc dưới đầm lầy hay trên cành cây, những chú chim tìm về ẩn mình nghỉ chân.
Giống như rất nhiều ngôi làng xa xôi trong lục địa nhiệt đới chỉ có thể đến bằng những con đường mòn, trẻ em tại đây đều phải phụ cha mẹ chúng làm việc. Luật lệ quy định trẻ em phải đi học từ 7 – 13 tuổi do đó tại ngôi làng xứ Bassares, lũ trẻ đi học sáng và chiều ra đồng đào đậu phộng.
Phụ nữ ở Guinea Bissau luôn chọn những trang phục nhiều màu sắc và họa tiết để mặc. Dân số của đất nước khoảng 1,7 triệu, ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha nhưng bạn sẽ nghe rất nhiều tiếng bản địa trong đó có crioulo (một loại ngôn ngữ lai tiếng Bồ Đào Nha) hay tiếng của các bộ tộc và một chút tiếng Pháp nơi gần biên giới Senegal.
Nằm bên bờ sông Cacheu tại thị trấn cùng tên, đây là một trong những nơi đầu tiên gần sa mạc Sahara được người Châu Âu khai phá. Đây cũng từng là điểm trung chuyển cho những thương lái và nhà thám hiểm. Tuy vậy, người Bồ Đào Nha cũng dùng đô thị này để giam giữ đày ải những người phạm tội từ cố quốc. Pháo đài được xây dựng vào thế kỉ 16 và thị trấn được biết đến là trung tâm buôn bán nô lệ trong lịch sử.
Biển quanh Guinea Bissau lý tưởng để đánh bắt cá và các loại hải sản khác. Nhiều du khách chọn nơi đây để câu cá nước sâu. Các ngư dân ở Cacheu chỉ cần thả lưới nhẹ nhàng là có ngay bữa tối.
Nhiều nơi tại Guinea Bissau là vùng ngập mặn với rừng đước và dân làng sử dụng thuyền di chuyển thay vì lái xe trên đường. Bạn có thể lưu trú tại những khu nghỉ dưỡng giữa rừng vừa nấu ăn vừa trải nghiệm không gian hoang dã trong lành.
Một chuyến đi thuyền dài qua rừng đước rậm rạp mới đến phía bắc đất nước và chạm đến làng Elia. Những người dân nơi đây rất nồng nhiệt với khách lạ. Vị trưởng tộc hay vua Jihca Ghadda (trong ảnh) lãnh đạo “vương quốc” trải dài trên nhiều hòn đảo của mình.
Vùng đất hạ nguồn sông Cacheu pha trộn giữa nước ngọt và mặn. Để canh tác, người dân Elia đã tìm cách lọc nước mặn thành nước ngọt sử dụng cho việc trồng trọt.
Bijagós là quần đảo gồm 88 hòn đảo nhiệt đới (quần đảo lớn nhất ở châu Phi) ngoài khơi Guinea Bissau. Chỉ có 20 trong số đó có người sinh sống và cả khu vực được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển từ năm 1996. Người dân trên đảo khá khác với cư dân trong đất liền nhờ sự xa xôi về địa lý.
Hầu hết cư dân tại Bijagós sống bằng nghề trồng trọt và đánh bắt cá trên những con thuyền gỗ đơn giản mà không có công nghệ hiện đại nào.Ngư ngủ định hướng bằng mặt trời hay các chòm sao.
Hều hết cư dân trên đảo thu nhập từ đánh bắt cá và nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt như điều, đào, đậu phộng.
Nghi lễ Vaca Bruto, Agande, Đảo Uno – Theo tập tục, các cậu bé xứ Agande sẽ vào rừng sống vài tháng một mình để chuẩn bị trưởng thành. Các nghi thức này diễn ra khi một người con trai cảm thấy mình đủ sức để làm việc đó chứ không phụ thuộc vào tuổi nhất định.
Sau khi đã hoàn thành quá trình tự sinh tồn, các chàng trai trở về và tham gia vào nghi lễ Vaca Bruto (tạm dịch là những chú bò mạnh mẽ). Dân làng Agande trên đảo Uno được biết đến với những vũ điệu và tinh thần mạnh mẽ, người ta tin rằng đàn ông mang mặt nạ này sẽ trở nên may mắn.
Lễ hội được bắt đầu với tiếng trống và người chủ trì của buổi lễ sẽ dùng quả bầu khô tạo ra nhịp điệu. Những người đàn ông trưởng thành để ngực trần và đội những chiếc mũ hình đầu bò xuất hiện từ trong rừng.
Màu đỏ biểu tượng cho đất, máu và lửa, hình đầu bò là của con vật bị được tiến tế.
Orango là đảo lớn nhất trong chuỗi đảo Bijagós và là thiên đường cho nhiều loài sinh động vật với đồng cỏ savannah rộng lớn và đầm lầy ẩm ướt.Cây xanh trong ảnh đang trĩu nặng bởi những tổ chim kết từ cỏ, lông, trong đó có cả tổ cò bạch.Chúng sống chan hòa bên trên còn bên dưới là cá sấu và hà mã.
Bolama từng là thủ đô của Guinea Bồ Đào Nha từ 1879 đến 1941 nhưng khi đất nước độc lập và trở thành Guinea Bissau, Bolama gần như bị bỏ rơi nhanh chóng. Một vài công trình kiến trúc còn sót lại ngày nay như ngân lên tiếng ca vọng cổ một thời huy hoàng.