Dù tách biệt với thế giới bên ngoài, cộng với thời tiết, địa hình cũng rất khắc nghiệt nhưng Tây Tạng vẫn là điểm đến mơ ước của nhiều phượt thủ trên thế giới. Tuy nhiên, nếu một lần được đặt chân tới Tây Tạng, bạn sẽ choáng ngợp với sự mênh mông và hùng vĩ nơi đây.
Nằm ở độ cao 4.900m, Tây Tạng được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”.
Với khoảng 37.000 sông băng, Tây Tạng cung cấp hơn một nửa lượng nước cho châu Á.
Hồ Namtso được coi là một nơi thiêng liêng gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
Nằm ở độ cao 4.720m, đây là hồ nước mặn lớn thứ 2 ở Trung Quốc nhưng là hồ nước mặn cao nhất thế giới.
Bà mẹ và cậu con trai đang cầu nguyện gần hồ Namtso.
Mỗi năm, hàng ngàn du khách đổ về Tây Tạng hành hương và đến hồ Namtso cầu nguyện.
Cưỡi Yak là một hoạt động phổ biến của các khách du lịch khi đến Namtso. Bạn nên thuê Yak vào lúc cuối giờ chiều sẽ rẻ hơn lúc cao điểm là giữa trưa và đầu giờ chiều.
Là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng, Potala là một trong những cung điện ấn tượng nhất thế giới khi được xây dựng ở độ cao 3.600m, cao 13 tầng với hơn 1.000 phòng, 10.000 miếu, và 200.000 bức tượng.
Một người đàn ông đang cầu nguyện trước Cung điện Potala. Cung điện này đã có hơn 1.300 năm tuổi và từng là chốn tu hành của các vị Đạt Lai Lạt Ma tới đời thứ 14, tượng trưng cho Phật giáo Tây Tạng và đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
Người dân đang cầu nguyện phía trước cung điện gần cửa ra vào.
Khách du lịch cũng có thể đi vào bên trong cung điện.
Một đôi vợ chồng đang chụp ảnh trong trang phục truyền thống của người Tây Tạng tại đèo Nianqing Tanggula.
Chiếc mũ truyền thống của người Tây Tạng khá phức tạp.
Những người đàn ông đang giải trí bằng cách chơi mạt chược.
Đền Jokhang, tọa lạc ở trung tâm Lhasa là điểm đến hành hương của hàng nghìn Phật tử trong và ngoài nước.
Bên trong một cửa hàng chuyên bán cờ cầu nguyện ở Lhasa.
Đầu của những chú bò yak được sơn để trang trí nhà cửa.
Khung cảnh sinh hoạt của khu nhà ở Lhasa.
Các tu sĩ đang tham dự một bài giảng tại Tu viện Sera ở Lhasa.
Ở Tây Tạng có khoảng 73 trường học với khoảng 24.000 sinh viên và 2.200 nhân viên.
Thông tin thêm:
Tây Tạng là vùng đất có khí áp thấp, mật độ không khí loãng hơn so với vùng đồng bằng từ 25 đến 30%. Vì vậy, bạn nên đi Tây Tạng bằng xe lửa để quen dần độ cao và sự loãng khí.
Có 3 cách để đến Tây Tạng theo đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, đường bộ thì hầu như ít có du khách nào đi, kể cả người Trung Quốc. Đi đường sắt thì phải đi đến ga Bắc Kinh hoặc ga Thanh Hải.
Còn nếu đi đường hàng không bạn có thể qua hãng Air China có đại diện ở Việt Nam đặt vé từ chặng trước. Nếu bạn ở TP. Hồ Chí Minh có thể đặt vé chặng Hồ Chí Minh – Nam Ninh. Nếu bạn ở Hà Nội bạn có thể đi xe bus lên Lạng Sơn qua của khẩu Hữu Nghị, hoặc tàu Liên Vận sang TP. Nam Ninh.
Từ Nam Ninh, sau 2 giờ bay bạn sẽ có mặt ở sân bay Thành Đô – Tỉnh Tứ Xuyên tùy theo các chuyến bay bạn có thể phải ngủ qua đêm mới có máy bay tới TP. Lhasa.
Vì Tây Tạng là vùng đất tự trị của Trung Quốc, nên ngoài việc xin visa bạn cũng cần phải xin giấy phép để “nhập cảnh” vào vùng đất này. Để xin được loại giấy phép này bạn cần phải photo visa sau đó gửi sang cho đại sứ quán Trung Quốc để họ cấp giấy phép vào Tây Tạng cho bạn. Tây Tạng không cho phép đi tự túc vậy nên bạn phải thông qua một tổ chức du lịch ở Tây Tạng để đi. Bạn có thể tìm ra vô số công ty du lịch ở Tây Tạng. Giấy phép Tây Tạng chỉ được cấp trước 20 ngày của chuyến đi.