Ngây ngất những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì

Vào mùa lúa chín, trên những thửa ruộng bậc thang ánh lên sắc vàng trong nắng làm mê mẩn bước chân khách du lịch mỗi khi tới Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Vào mùa lúa chín, trên những thửa ruộng bậc thang ánh lên sắc vàng trong nắng làm mê mẩn bước chân khách du lịch mỗi khi tới Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình cùng tỉnh.

Diện tích 629,42km², huyện có hơn 64.027 người trong 9.700 hộ dân sinh sống tại 25 xã. Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên thuộc tỉnh Hà Giang. Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Nùng chiếm hơn 38%, tiếp đó là dân tộc Dao 22%, H’Mông 13%, còn lại là các dân tộc khác.

Đây là nơi tập trung nhiều lễ hội của các dân tộc như: lễ hội Khu cù tê của dân tộc La Chí, Cấp sắc, Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ, Lồng Tồng của dân tộc Tày, Cúng rừng của dân tộc Nùng…

Ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang có hầu hết khắp các xã trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Nhưng tập trung nhiều và đẹp nhất phải kể đến các Bản: Bản Luốc, Bản Phùng, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ với tổng diện tích gần 765ha.

Những thửa ruộng từ chân đến tận đỉnh thung lũng vàng ươm, tựa một vòng xoáy vàng rực rỡ tuyệt đẹp dưới chân Tây Côn Lĩnh. Du khách cũng có thể chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh 1 và Tây Côn Lĩnh 2 để có những trải nghiệm thú vị.

Ẩm thực Hoàng Su Phì

Ẩm thực Hoàng Su Phì cũng giống như hầu hết các món ăn ngon Hà Giang. Tuy nhiên Hoàng Su Phì còn nổi tiếng có món ăn khá “rùng rợn”, đó chính là món ăn từ thịt chuột của người dân tộc La Chí.

Thịt chuột là món ăn không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân La Chí Hà Giang. Chuột được chế biến thành nhiều món rất thơm ngon như chuột nướng, chuột xào, chuột treo gác bếp…


Kinh nghiệm phượt Hoàng Su Phì

Thời điểm

Thời điểm mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì là khoảng từ tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch. Do vậy theo kinh nghiệm phượt Hoàng Su Phì mùa lúa chín thì du khách nên đến vào khoảng thời gian này.

Ngoài ra bạn cũng thể phượt Hoàng Su Phì vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, đây chính là mùa nước đổ, những cánh đồng ruộng bậc thang cũng rất lung linh kỳ ảo.

Di chuyển

Đường đi Hoàng Su Phì khá hiểm trở, nhất là vào mùa thu thường xuyên có mưa, do vậy, nếu bạn không chắc chắn khi đi xe máy thì cũng có thể lựa chọn các phương tiện khác.

Đường lên Hoàng Su Phì chia theo hai ngả:

– Từ đường quốc lộ 2 qua Tuyên Quang đến Hà Giang đi xuyên vào Hoàng Su Phì

– Hoặc bạn có thể di chuyển từ phía đường Bắc Hà (Lào Cai) qua Xín Mần.

Đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300km và khó khăn trùng điệp với con đường ngoằn ngoèo bám theo núi nhỏ hẹp và rất ít phương tiện xe cộ đi lại.

Những cung đường gợi ý cho bạn:

– Nếu bạn đi bằng xe máy thì có thể di chuyển: Hà Nội – TP Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội.

– Nếu đi bằng xe khách: Từ Hà Nội, bạn nên bắt xe khách đi từ Hà Nội – Hà Giang, có rất nhiều nhà xe ở bến xe Mỹ Đình. Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau đó đến ngã ba Bắc Quang thì bạn thông báo nhà xe và chuyển sang xe đi Vinh Quang – Hoàng Su Phì, quãng đường này mất khoảng 58km.

Nhà nghỉ

Hoàng Su Phì là một huyện khá hẻo lánh nên chưa có nhiều nhà nghỉ, khách sạn. Khách du lịch đến với Hoàng Su Phì chủ yếu thường nghỉ lại ở nhà nghỉ trung tâm thành phố Hà Giang.

Truong Xuan Resort Ha Giang: 430 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Quang Trung, Tỉnh Hà Giang. Giá phòng mỗi đêm: 450.000 VNĐ – 550.000 VNĐ.

Huong Tra Hotel: Km 17, Dao Duc, Vi Xuyên, Quốc lộ 2, Tỉnh Hà Giang. Giá phòng mỗi đêm: 245.000 VNĐ.

Lưu ý

– Nếu bạn phượt Hoàng Su Phì bằng xe máy thì cần mang theo đầy đủ giấy tờ, xe đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật khi đi đường núi như có đèn pha, phản quang, phanh…

– Thời tiết ở Hoàng Su Phì khá lạnh nên bạn cần mang theo áo ấm. Nên chọn những trang phục phù hợp khi du lịch vùng đồi núi.

– Bạn cũng có thể mang thêm kẹo bánh, đồ ăn vặt vì ở đây thường không có hàng quán nhiều.

– Ngoài ra bạn cũng nên mang theo một ít đồ dùng quần áo, hoặc kẹo bánh để cho các trẻ em vùng cao. Không nên thể hiện sự quá tò mò khi nhìn thấy người dân tộc ở đây.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social