Phiên chợ nón chỉ họp lúc nửa đêm ở Bình Định

Khách du lịch Bình Định thường tìm đến chợ nón An Hành Tây để tìm hiểu về chợ và cuộc sống nơi làng nghề truyền thống.

Những người bán và mua nón trao đổi bằng giọng “xứ Nẫu” thân quen dưới ánh đèn dầu leo lắt ở phiên chợ nón An Hành Tây (Phù Cát, Bình Định).

Chợ nón làng An Hành Tây (Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định) họp từ nửa đêm (khoảng 2h) và kết thúc khi trời vừa hửng sáng.

Không sạp, không mái che, không đèn điện, chợ họp trên nền đất, dưới ánh đèn dầu của những người dân theo nghề làm nón lâu đời ở vùng đất Phù Cát. Chợ nón họp lúc nửa đêm dưới ánh đèn dầu.

Người bán dùng ánh sáng đèn dầu đỏ và ấm nên không bị lóa, người mua soi rõ được những đường kim, mũi cước trên từng chiếc nón.

Các gia đình trong làng An Hành Tây làm nón từ đời này truyền sang đời khác. Dù thu nhập từ nghề làm nón thấp, người dân vẫn duy trì làng nghề và coi đó như nếp văn hóa của vùng Phù Cát.

Khách đến chợ nón thường là khách quen, các thương lái từ đây sẽ mang nón đi khắp nơi ở Bình Định và các tỉnh lân cận. Khách du lịch thường tìm đến đây để tìm hiểu về chợ nón đặc biệt và cuộc sống nơi làng nghề truyền thống.

Trời hửng sáng, khoảng 5-6h là lúc người dân thu dọn hàng. Ngoài chợ An Hành Tây, Bình Định còn có nhiều chợ nón lâu đời khác như chợ Gò Căng, chợ Cát Tân cũng chỉ họp lúc nửa đêm dưới ánh đèn dầu.

Huyện Phù Cát còn có làng nghề thêu nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường) làm ra chiếc nón cầu kỳ, đẹp mắt, trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu ở Festival Bình Định hàng năm và thu hút du khách.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social