Nhiếp ảnh gia Pascal Mannaerts gần đây đã có dịp tới thăm những người du mục chăn nuôi tuần ở Mông Cổ, đây là bộ lạc cuối cùng với nền văn hóa độc đáo đã bị mai một nhiều và có nguy cơ gần như biến mất.
Những người Dukha, còn được gọi là Tsaatans, sống trong những khu sâu và xa xôi của Mông Cổ đã từ hàng nghìn năm. Lối sống của họ đã không thay đổi nhiều trong suốt thời gian đó. Những người du mục này di chuyển chỗ ở khoảng 5 tới 10 lần mỗi năm, và mỗi lần di chuyển sẽ tốn khoảng vài tuần. Họ phụ thuộc vào tuần lộc cho gần như tất cả mọi thứ: từ pho mát và sữa cho tới vận chuyển. Họ cũng sử dụng chúng để làm quần áo và các công cụ. Tuy nhiên, họ thường không ăn thịt những con tuần lộc, trừ khi họ quá khó khăn và không còn khả năng di chuyển. Đó là bởi sự kết nối tinh thần chặt chẽ giữa người Tsaatan và đàn tuần lộc của họ. Để tiếp cận bộ lạc chăn nuôi tuần lộc này thực sự là điều không hề dễ dàng đối với nhiếp ảnh gia Mannaerts. Trong thực tế hành trình di chuyển tới đây, ông đã mô tả họ như là những người ở nơi “tận cùng của thế giới”. Phải mất 2 tuần để tới hồ Khovsgol bằng xe Jeep, tại đây Mannaerts đã gặp một người du mục Tsaatan. Từ đây, Mannaerts cùng người này tiếp tục di chuyển trên lưng ngựa thêm 2 ngày nữa. “Chặng đường di chuyển bằng ngựa khá khó khăn. Đầu tiên chúng tôi đi qua rừng sâu và tưởng chừng như không thấy điểm cuối. Sau đó, chúng tôi đi qua một ngon núi tuyết, khi ở trên núi chúng tôi đã phải phải đối mặt với một cơn bão tuyết dù lúc này ở Mông Cổ mới là tháng 6 ”, Mannaerts chia sẻ. “Bạn có thể tưởng tượng rằng chúng tôi đã hạnh phúc đến nhường nào khi nhìn thấy đoàn tuần lộc đầu tiên ở phía xa đường chân trời, nới cuối thung lũng ” . Nhiếp ảnh gia Mannaerts đã dành một tuần ở lại tìm hiểu bộ lạc du mục. “Tôi nghĩ rằng sự chung sống hòa hợp giữa con người, động vật và môi trường nơi đây thật đáng ngạc nhiên ” , Mannaerts nói. Những người Tsaatan đã duy trì và làm phong phú thêm cho cuộc sống dựa vào đàn tuần lộc và cả việc đi săn trong các khu rừng. Họ là một trong những bộ lạc chăn nuôi tuần lộc cuối cùng. Kiểu bộ lạc này được xem là đã mai một và gần như biến mất. Trước đây khi bộ lạc lớn mạnh có tới hàng trăm gia đình, nhưng giờ đây chỉ còn khoảng 40 gia đình. Bất chấp nhiều yếu tố khác nhau có thể đẩy những người Tsaatan thay đổi cách sống du mục của mình để đi tới các thành phố (nơi môi trường sống thoải mái hơn và các thế hệ trẻ thường muốn một cuộc sống hiện đại hơn), những gia đình Tsaatan còn lại vẫn muốn tiếp tục truyền thống du mục của mình cũng như cuộc sống cùng với bầy tuần lộc như hiện tại. “Chúng tôi đã trò chuyện với Bolorma – người mẹ trong một gia đình Tsaatan mà chúng tôi đã lưu trú lại. Chúng tôi hỏi cô ấy điều gì làm cô ấy hạnh phúc trong cuộc sống, và cô chỉ đơn giản trả lời rằng đó là những đứa trẻ, chồng cô và cả bầy tuần lộc. Suy nghĩ đó thật giản đơn và đẹp đẽ “, Mannaerts chia sẻ. Nhiếp ảnh gia Mannaerts cũng cho biết thêm rằng những người Tsaatan chào đón anh với vòng tay rộng mở, họ thực sự rất hiếu khách. “Chuyến đi khám phá bộ lạc du mục Tsaatans ở Mông Cổ quả thực là trải nghiệm tuyệt vời và tôi thấy mình thật may mắn khi đã từng được tới đây, đó sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ, không bao giờ quên trong cuộc đời tôi ”, Mannaerts nói