Thiện viện Vạn Hạnh là một trong hai ngôi thiền viện nối tiếng nhất tại Đà Lạt, đến đây ngoài viếng chùa bái Phật du khách còn đường trải nghiệm cảm giác thanh bình, ngắm nhìn miền quê của Đà Lạt bên dưới chân ngôi Thiền Viện.
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt tọa lạc tại một ngọn đồi cao thuộc số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt. Trước đây Thiền Viện Vạn Hạnh được dựng lên nhằm mục đích cho Phật tử địa phương có chổ lễ bái. Đến năm 1980 thượng tọa Thích Viên Thanh cho xây dựng nên chùa Vạn Hạnh với tổng diện tích là 2hecta. Đến năm 1994, hòa thượng cho trùng tu ngôi chánh điện. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đã giúp cho thiền viện Vạn Hạnh trở nên uy nghiêm đẹp đẻ và thanh tịnh như bây giờ.
Khung cảnh bên ngoài phối hợp nhịp nhàng tạo thành vùng đất chân Phật đầy linh thiêng với tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên, vườn Lâm Tì Ni, tượng Quan Âm Cưỡi rồng...
Ngày nay Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt vẫn đang được tu sửa và bổ sung thêm nhiều công trình Phật giáo đồ sộ tạo thêm nhiều cảnh quan làm điểm nhấn trong khuôn viên chùa và thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan viếng cảnh. Đặc sắc và thu hút nhất của thiền viện Vạn Hạnh đó chính là bức tượng" Phật thích ca niêm hoa vi tiếu" ngoài trời cao 24m, rộng 20m, tay phải cầm bông hoa sen bên trong tượng có hang động. Bức tượng này được xếp vào một trong những bức tượng Phật lớn nhất tại Việt Nam.
Phía bên ngoài thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt, dưới chân bức tượng Phật là khung cảnh của một góc vùng ngoại ô Đà Lạt, đứng đây bạn có thể ngắm một phần các cánh đồng trồng rau, hoa của người nông dân và một góc của trường đại học Đà Lạt ở phía xa. Có thể nói để tìm kiếm một nơi thanh tịnh và yên tĩnh tại Đà Lạt, không nơi nào có thể tuyệt vời hơn chốn này.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách chạy thẳng đường Đinh Tiên Hoàng đến Phù Đổng Thiên Vương khi vừa lên hết dốc Đá nhìn bên phải bạn sẽ thấy bức tượng Phật thích ca được sơn màu vàng sừng sững ngoài sân, nơi đó chính là Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt.