Trải nghiệm phiêu lưu thời chiến nơi đất thép thành đồng Củ Chi

Được đánh giá là 1 trong 10 công trình ngầm hấp dẫn nhất trên thế giới, địa đạo Củ Chi là nơi ghi dấu những chiến công lẫy lừng của dân tộc Việt Nam với ý chí kiên cường và tài thao lược thông thái trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. 

 Nằm cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi được du khách trong và ngoài nước biết đến như là một vùng đất của những huyền thoại dưới lòng đất.

Địa đạo Củ Chi là 1 trong 10 công trình ngầm ngoạn mục nhất trên thế giới (Ảnh minh họa) - Ảnh: Caitlyndebeer

Củ Chi, đất thép thành đồng (Ảnh minh họa) - Ảnh: Csaba

Địa đạo Củ Chi được mệnh danh là huyền thoại dưới lòng đất - Ảnh: Ann

 

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Để đến địa đạo Củ Chi, du khách từ Tp. Hồ Chí Minh có thể lựa chọn một trong ba cách sau:

-   Xe buýt: Đây là phương tiện an toàn và tốn ít chi phí nhất. Tùy theo vị trí mà bạn có thể đón tuyến xe buýt số 13 từ Bến Thành hay tuyến số 94 từ Chợ Lớn để đến bến xe Củ Chi. Tại đây, bạn tiếp tục ngồi xe buýt số 79 tuyến Bến Xe Củ Chi – Đền Bến Dược thêm 45 phút nữa là tới nơi.

Trạm xe buýt Chợ Bến Thành (Ảnh minh họa) - Ảnh: Trần Thị Anh Đào

-   Xe máy: Men theo quốc lộ 22 khoảng 5km từ ngã tư An Sương đến ngã tư Bà Triệu, bạn rẽ phải vào đường Bà Triệu rồi cứ thế chạy thẳng theo Tỉnh Lộ 15 thêm 40 km nữa là tới khu di tích địa đạo Củ Chi. Đây là con đường ngắn nhất đi đến địa đảo Củ Chi, và với việc di chuyển bằng xe máy, bạn có thể dừng chân tại bất cứ cung đường bạt ngàn cây nào để cảm nhận sự tự do cùng đất trời và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Những cung đường bạt ngàn cây trên đường chinh phục Củ Chi - Ảnh: Blogspot

-   Ca nô: Xuất phát từ bến Bạch Đằng, ca nô sẽ theo sông Sài Gòn đến địa đạo Củ Chi. Du ngoạn đến địa đảo Củ Chi bằng ca nô sẽ cho bạn những góc nhìn rất mới lạ về đời sống của người dân Củ Chi hai bên bờ sông. Tuy nhiên chi phí cho hành trình này khá là tốn kém, tầm 2.000.000 đ/ chuyến khứ hồi trong ngày.

Du ngoạn đến Củ Chi bằng Ca nô - Ảnh: Chothuecano

CÁC ĐIỂM THAM QUAN DÃ NGOẠI

ĐỀN BẾN DƯỢC: UY NGHI OANH LIỆT

Điểm dừng chân đầu tiên của du khách ở Củ Chi đó chính là Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược – công trình kiến trúc ghi nhớ công ơn những anh hùng đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đền Bến Dược, điểm dừng chân thú vị đầu tiên - Ảnh: Cuchi.demo

Đền Bến Dược trong khu di tích địa đạo Củ Chi là một quần thể kiến trúc hài hòa, mang đậm phong cách kiến trúc đền đài cổ Việt Nam. Cổng Tam Quan sừng sững oai nghiêm, mang dáng dấp mái đình làng Việt Nam xưa xen lẫn những nét tinh tế, hiện đại. Giữa Đền, Văn bia khắc bài thơ ”Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương với lời thơ bi ai, hùng tráng và ngọn tháp 9 tầng ngụ ý tượng trưng cho ý chí vươn lên mạnh mẽ của người dân Củ Chi.

Cổng Tam Quan hùng dũng, oai nghiêm dẫn đến đền Bến Dược - Ảnh: Cuchi.demo

Đền Bến Dược mang đậm phong cách kiến trúc đền đài cổ Việt Nam - Ảnh: Cuchi.demo

Từng dòng người nối đuôi nhau vào thăm viếng các liệt sỹ ở địa đạo Củ Chi mỗi ngày. Không gian trang nghiêm cùng những làn hương trầm nghi ngút trong điện chính khiến tâm trạng mỗi người như lắng lại với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Phía bên ngoài trên 3 mảng tường của đền, các bạn còn được chiêm ngưỡng 3 bức tranh hoành tráng về  lịch sử địa đạo Củ Chi được làm từ chất liệu gốm rất công phu.

Bức tranh lịch sử địa đạo Củ Chi bằng gốm tại đền Bến Dược - Ảnh: Andrea

Bức tranh gốm khổng lồ trên tường của Đền Bến Dược - Ảnh: Cuchi.demo

 

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI: HUYỀN THOẠI ĐỜI SỐNG DƯỚI LÒNG ĐẤT

Tạm biệt Đền Bến Dược, du khách sẽ bước vào vùng đất huyền thoại với công trình ngầm độc đáo: Địa đạo Củ Chi. Đây là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất với chiều dài lên đến 250 km. Trước khi tham quan địa đạo Củ Chi, du khách sẽ được các anh bộ đội cho xem những thước phim tư liệu về diễn biến các cuộc chiến tranh ở địa đạo Củ Chi cũng như được giới thiệu về lịch sử cùng các hệ thống đường hầm.

Du khách được xem tư liệu và nghe lịch sử trước khi vào địa đạo Củ Chi - Ảnh: JvL

Hiện nay, hệ thống đường hầm cho du khách tham quan chỉ là một nhánh nhỏ trong chuỗi công trình địa đạo Củ Chi ngày xưa. Tuy nhiên, được một lần chui trong những căn hầm này, du khách vẫn cảm nhận được rõ sự kì vĩ và ý chí sắt đá của các chiến sỹ Việt Nam ngày xưa.


Lối vào ra của hầm - Ảnh: Conforbu

Sự kì vĩ và ý chí sắt đá ẩn dưới những con đường hầm trong địa đạo Củ Chi - Ảnh: Chris

Trong lòng địa đạo Củ Chi thấp, tối và thiếu không khí. Có những đoạn du khách phải cúi lom khom thậm chí là bò, trườn trong không gian ẩm thấp, tối tăm với cảm giác sợ sệt xen lẫn thích thú. Từng ngõ ngách, từng đường đi thông nhau chằng chịt như mạng nhện nối liền với những căn phòng hội họp, phòng thương binh, hầm dự trữ, chế tạo vũ khí, phòng ngủ tập thể, phòng dạy học… trong địa đảo Củ Chi.

Trải nghiệm cảm giác bò, trườn trong các đường hầm ở Địa đạo Củ Chi - Ảnh: BTCS

Thử thách thời chiến - Ảnh: khoahoc

Niềm thích thú của du khách khi được một lần khám phá địa đạo Củ Chi - Ảnh: James

Các hoạt cảnh tái hiện sinh hoạt thời chiến trong hầm ở Địa đạo Củ Chi - Ảnh: Richard

Hầm chế tạo vũ khí ở địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo 

Bên cạnh đó, các bạn còn được tận mắt chiêm ngưỡng những vũ khí tự tạo của người dân Củ Chi. Từ những thứ đơn giản bị lính Mỹ bỏ đi, bằng trí thông minh nhạy bén của người Việt Nam, chúng đã trở thành những loại vũ khí là “nỗi khiếp sợ” với bọn thực dân xâm lược.

Chiêm ngưỡng các loại vũ khí tái chế của Việt Nam xưa - Ảnh: Franmd

Các loại bom pháo của Mỹ được các chiến sỹ ở địa đạo Củ Chi tái chế - Ảnh: Vase1980

Mục sở thị các cạm bẫy trong hầm thời chiến ở địa đạo Củ Chi - Ảnh: Pjgone

Sau chuyến hành trình ngoạn mục trong các đường hầm bí hiểm của địa đạo Củ Chi, du khách còn được các anh bộ đội trong địa đạo Củ Chi mời thưởng thức những ly trà thơm nóng với món khoai mì chấm muối vừng dân dã được nấu từ kĩ thuật “nấu ăn không khói” của bếp Hoàng Cầm.

Món khoai mì chấm muối vừng dân dã đậm tình hiếu khách ở Củ Chi - Ảnh: Ad176

Bếp Hoàng Cầm không khói ở địa đảo Củ Chi - Ảnh: Jeyp

NGƯỢC THỜI GIAN VỚI KHU DI TÍCH TÁI HIỆN LỊCH SỬ CỦ CHI

Để hiểu rõ hơn cuộc sống khắc nghiệt của miền đất Củ Chi này, các bạn có thể tìm đến vùng tái hiện lịch sử các thời kỳ trong khu di tích địa đạo Củ Chi. Tại đây, các bạn sẽ tình cờ bắt gặp những mái nhà tranh, những bụi tre hay những cánh đồng lúa bạt ngàn. Xa xa, những hố bom do lính Mỹ thả xuống vẫn còn nguyên vẹn dấu tích qua thời gian

Đường vào khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Trạm thông tin trong vùng giải phóng địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Quang cảnh sản xuất nông nghiệp trong vùng giải phóng, địa đảo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Tái hiện quang cảnh vùng trắng ở địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

DÃ NGOẠI VUI THÚ TẠI KHU DU LỊCH CỦ CHI

Mệt nhoài sau những giây phút tham quan địa đạo Củ Chi, các bạn có thể thư giãn với những trò chơi dã ngoại ở đây. Thú vị nhất đó là chèo thuyền kayak giữa vùng trời xanh mướt của hồ - một công trình mô phỏng biển Đông theo hình chữ S. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thư giãn ngụp lặn trong hồ bơi của địa đạo Củ Chi hay thử tài thiện xạ của mình tại khu vực trường bắn Bến Dược với nhiều loại súng khác nhau.

Dịch vụ hồ bơi trong địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Đạp xe đạp du ngoạn khu di tích địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Phiêu diêu chèo thuyền Kayak trong địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Gay cấn với trò bắn súng sơn trong khu di tích địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Thử tài trong trường bắn Bến Dược ở địa đạo Củ Chi - Ảnh: Cuchi.demo

Kết thúc chuyến tham quan Củ Chi, một điều mà bạn ko thể bỏ lỡ đó là thưởng thức món bò tơ ở đây. Nối tiếng nhất là quán Xuân Đào. Với quy trình chọn lựa và nấu nướng độc đáo, thịt bò ở Củ Chi mềm nhưng vẫn đạt độ dai nhất định, mang một hương vị rất riêng. Có nhiều món để cho bạn lựa chọn như bò luộc cuốn bánh tráng, cơm cháy bò kho xả, cháo bò dựng... Khuyết điểm của quán là menu không ghi giá nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì chi phí cho một phần ăn dao động từ 100 – 200k phần ăn 2 người. Để đến được quán, các bạn cho xe theo hướng quốc lộ 22 từ Củ Chi về An Sương. Khi qua cầu vượt Củ Chi khoảng 1,5km, bên tay trái có bảng hướng dẫn, bạn rẽ vào 50m sẽ thấy.

Ngon tuyệt món đặc sản bò tơ Củ Chi - Ảnh: Daubap

Địa đạo Củ Chi là một công trình vĩ đại được hun đúc từ trí tuệ, ý chí và lòng yêu nước của con người Việt Nam. Một ngày về với vùng đất huyền thoại địa đạo Củ Chi không những có được những bài học và trải nghiệm thú vị mà còn cho ta thấm hơn sự cực khổ của những người chiến sỹ trong thời chiến, từ đó hiểu hơn giá trị của sự hòa bình mà chúng ta đang được thừa hưởng trong hiện tại.

Lonely Viet Nam xin chúc bạn có một chuyến khám phá địa đạo Củ Chi thật vui và bổ ích nhé! 



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social