Điều đặc biệt của vườn quốc gia Cát Tiên là một khu rừng thấp và ẩm ướt nhiệt đới. Vườn quốc gia được công nhận theo quyết định số 01/CT ngày 13/1/1991 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở kết nối các khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Tây Cát Tiên. Tổng diện tích của vườn quốc gia Cát Tiên là 73 878 Hecta, trải dài trên địa bàn ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước.
Bàu Sấu, một trong những điểm tham quan hấp dẫn tại vườn quốc gia Cát Tiên.
Các hợp phần của rừng quốc gia Cát Tiên.
Phần rừng quốc gia nằm ở khu vực Cát Tiên và Lâm Đồng được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này đặc biệt dành để bảo tồn các loài tê giác một sừng.Một phần ở khu vực Tân Phú và Vĩnh Cửu được gọi là Nam Cát Tiên, đây là khu vực có rất nhiều vùng đất ngập nước như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ.. rộng khoảng 137km vuông thuộc huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai. Phần còn lại cao hơn nhưng cũng không vượt quá 125m so với các khu vực chung quanh. Phần rừng quốc gia thuộc khu vực Bù Đăng tỉnh Bình Phước thường được gọi với cái tên là Tây Cát Tiên.
Lịch sử hình thành vườn quốc gia Cát Tiên
Vào năm 1978, khu vực rừng quốc gia Cát Tiên hiện nay được chia làm hai khu vực chính với tên gọi là Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực ở Cát Lộc phía bắc của vườn quốc gia cũng được bảo tồn do đây là nơi có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ có loài tê giác này đã giúp khu bảo tồn được cộng đồng quốc tế quan tâm. Một điều hấp dẫn khác của vườn quốc gia Cát Tiên là sự tồn tại của một đàn bỏ tót khổng lồ nặng trên 200kg với số lượng khoảng 70 đến 80 con, hiện nay đàn bò này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất môi trường sinh sống do nạn chặt phá rừng tràn lan. Năm 1998, ba khu vực này được sáp nhập thành rừng quốc gia Cát Tiên, thử nghiệm sự đa dạng sinh học vào năm 2004 là việc thả 38 con cá sấu được mua ở Thái Lan vào Bàu Sâu ở giữa khu rừng Nam Cát Tiên. Song song với việc nghiên cứu về đa dạng sinh học, việc khảo cổ trong khu vực rừng quốc gia Cát Tiên cho thấy khu vực này từng tồn tại một nền văn minh cổ đại. Trong thời gian chiến tranh Nam-Bắc, khu vực rừng quốc gia Cát Tiên đã bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ phá hủy nghiêm trọng. Những vị trí từng bị rải chất độc da cam, hiện nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng quốc gia.
Một góc khu bảo tổn thiên nhiên Nam Cát Tiên thuộc vườn quốc gia Cát Tiên.
Đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên
Tại vườn quốc gia Cát Tiên có khoảng 50% diện tích là rừng nguyên sinh bao phủ, 40% là rừng tre trúc và 10% là nông trường trồng các loại cây gỗ lâu năm. Động vật đặc trưng của vườn quốc gia có: Tê giác Java một sừng quý hiếm, voi châu Á, bò tót khổng lồ, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng như: Đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).
Ngoài lượng động vật đa dạng và phong phú, vườn quốc gia Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan rừng khác nhau. Rừng quốc gia Cát Tiên cũng đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2005.