5 điều thú vị có thể bạn chưa biết về Biển Chết

Biển Chết, bạn vẫn tự hỏi tại sao lại đặt một cái tên ghê sợ như vậy cho một vùng biển nổi tiếng trên thế giới này. Phải chăng luôn có một truyền thuyết kỳ bí đằng sau cái tên đó? Tuy nhiên, dù là lý do gì đi nữa thì đây cũng là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm hàng năm. 

Biển Chết, bạn vẫn tự hỏi tại sao lại đặt một cái tên ghê sợ như vậy cho một vùng biển nổi tiếng trên thế giới này. Phải chăng luôn có một truyền thuyết kỳ bí đằng sau cái tên đó? Tuy nhiên, dù là lý do gì đi nữa thì đây cũng là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm hàng năm. 

1. Có tên là Biển Chết, nhưng thực ra đây không phải một vùng biển mà là một hồ nước mặn

Thật khó hiểu khi hồ mà có thể mặn, còn mặn gần gấp mười lần độ mặn của nước biển. Vì thế, Biển Chết không hề bình thường chút nào cả. Giả sử nếu nó được gọi là “Hồ Chết” thì bạn sẽ nghĩ rằng nó chẳng thể mặn, hoặc nếu có mặt thì cá hồi vẫn có thể tung tăng trong cái hồ ấy.

Nếu xem xét đến vị trí của nó, Biển Chết, phía đông giáp với Jordan, phía tây giáp với Israel, hai nơi mà hầu hết ai cũng nghĩ tới sa mạc khô cằn. Nhưng thực tế một Biển Chết được tìm thấy giữa chốn này sẽ khiến bạn nghĩ rằng Biển Chết thật đặc biệt và không giống với những “nơi có nước” khác.

2. Tên nó là Biển Chết nhưng bạn không thể nào chết đuối ở đó

Khi ngâm mình trong nước Biển Chết, dường như bạn có thể hoàn toàn yên tâm, thậm chí có thể ngủ, để mặc cơ thể trôi nổi trên mặt nước. Vì vậy, xác suất tử vong khi đang bơi ở Biển Chết là vô cùng thấp, bạn lúc nào cũng có thể nổi lên mặt nước một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ngâm liên tục chỉ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, có thể bạn sẽ cảm thấy họng khô háo. Lên khỏi mặt nước chỉ một lát là cả người khô hết, tóc như bị xịt gôm, những giọt nước còn đọng lại trên quần áo bơi có kèm chút muối.

Cũng chính vì hàm lượng muối quá cao, không có sinh vật nào sinh sống được ở nơi đây, ngoại trừ một số vi sinh vật, vi khuẩn.

3. Không như muối bình thường, muối ở Biển Chết rất đắng

Bạn sẽ không dám nếm thử muối ở đây vì nó được gọi là “muối siêu đắng”. Thực tế thành phần Natri Clorua (muối ăn) của nó chỉ từ 12-18%, so với muối ở đại dương là 97% Natri Clorua. Nên muối từ biển chết nên dùng vào việc khác ngoài việc nấu ăn.

4. Biển Chết mang lại lợi ích cho cả người sống lẫn… người chết

Với thành thần khoáng chất đang chứa, bùn ở Biển Chết nhanh chóng trở thành một loại mỹ phẩm nổi tiếng. Bên cạnh đó còn nó còn chữa được nhiều loại bệnh, thúc đẩy lưu thông máu, trao đổi chất. Quả thật, các muối trong Biển Chết, với tất cả các khoáng chất cần thiết của nó, có thể điều trị da khô, đau nhức cơ bắp, nổi mề đay, mụn trứng cá, vẩy nến và nhiều bệnh khác. Điều này làm cho Biển Chết là một trong những thành phần quan trọng của các loại thuốc cũng như mỹ phẩm.

Biển Chết không chỉ tốt cho người sống, mà nó còn mang lại lợi ích cho người chết. Nhiều thế kỷ trước, người Ai Cập sử dụng bùn của nó để làm thành xác ướp. Với hàm lượng muối ở Biển Chết, bạn có thể an tâm là những xác ướp được bảo quản tốt. Bây giờ không ai còn ướp xác ướp bằng bùn ở Biển Chết bởi thay vì ướp người đã khuất, bùn có thể giúp ích cho những người đang sống.

5. Chỉ “chết” bên trong biển, còn bên ngoài thì không

Người ta gọi là Biển Chết bởi vì không có sinh vật nào sống và tồn tại được ở đây. Tuy nhiên bên ngoài Biển Chết thì thảm thực vật vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, Biển Chết cũng đóng góp lợi ích cho nông nghiệp. Ví như lượng kali từ Biển Chết có thể sử dụng như một loại phân bón, giúp cây trồng phát triển tốt.



Description

Contact

Lolivi
Vietnam

Social